Lễ Tục Thờ Phụng Tổ Tiên Trong Gia Đình Người Việt

Việc thờ phụng Tổ tiên rất quan trọng và không thể thiếu trong phong tục Việt Nam. Khi ông bà cha mẹ trăm tuổi, ngoài việc lo ma chay chôn cất; con cháu phải lập bàn thờ phụng tại nhà và cúng bái trong những ngày sóc vọng, giỗ tết. Thờ phụng tổ tiên không phải là một tôn giáo; mà là do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối vơi cha mẹ, ông bà, cụ kỵ đã khuất.

Ý nghĩa của việc thờ phụng Tổ tiên

Đối với
người Việt cổ, chết chưa phải là hết, thể xác tuy chết đi, nhưng linh hồn vẫn
còn và vẫn lui tới gia đình. Thể xác tiêu tan, nhưng linh hồn bất diệt. Tục lại
tin rằng, dương sao âm vậy, người sống cần gì, sống ra sao thì người chết cũng
như vậy. Vì tin rằng như thế, nên việc cúng lễ là cần thiết.

Tục cũng tin
rằng, vong hồn người khuất luôn ngự trên bàn thờ để gần gũi con cháu. Theo dõi
họ trong việc hàng ngày và giúp đỡ họ trong trường hợp cần thiết.

Sự tin tưởng
vong hồn ngự trên bàn thờ có ảnh hưởng đến nhiều hành động của người sống.
Nhiều người vì sợ vong hồn cha mẹ buồn, đã tránh những hành vi xấu xa; xem công
việc nào đó lúc sinh thời cha mẹ có chấp nhận hay không.

Tục thắp hương trong thờ phụng Tổ tiên

Trong việc
tế lễ bao giờ cũng có thắp hương. Tùy theo mục đích và tùy nơi, người ta thắp
một, ba, năm hoặc bảy nén.

Thắp 1 nén hương

Số 1 là số
tròn, hợp bởi âm và dương, được coi là bao trùm tất cả. Thắp hương 1 nén gọi là
tâm hương, có ý nghĩa năm sắc hương thơm

  • Giới hương là tự nhắc nhở mình giữ vững giới luật kiêng kị.
  • Định hương là giữ cho lòng yên ổn trước mọi cám dỗ.
  • Tuệ hương làm cho trí tuệ minh mẫn.
  • Giải thoát hương giúp lòng thoát khỏi vòng hiểm họa của ác nhân và những ham muốn tội lỗi.
  • Trì kiến hương vững tin tiến đến sự giải thoát.

Tay cầm nén hương, miệng niệm “Nam mô A Di Đà Phật” khơi lòng tĩnh, đẹp lòng trần.

Đọc thêm bài viết “Những Lễ Nghi Kiêng Kị Trong Việc Cúng Gia Tiên”

Thắp 3 nén hương

Số 3 là số
lẻ; khuynh hướng lẻ bao giờ cũng muốn chuyển thành chẵn, thích động. Phù hợp
với sự chuyển đổi, vươn tới cái mỹ, cái thiện. Khi muốn có sự thay chuyển,
hoang mang trước một biến cố, đến chùa thắp 3 nén hương. Những ngày giỗ tết,
thắp 3 nén trên bàn thờ gia tiên.

Dâng hương cúng Phật là niềm thành kín về những hương thơm tốt đẹp. Nguyện cầu giữ gìn giới luật, giữ tâm thiền định. phát triển trí tuệ và tu hạnh giải thoát.

Thắp 5 nén hương

Chỉ thắp ở
những nơi thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn, hoặc ở nơi có thờ bốn vị Thánh Mẫu: Thiên
(Trời), Địa (Đất), Thoải (Nước), Thượng Ngàn (Rừng). Việc thắp 5 nén hương này
còn dành cho ngũ dinh của Ngũ Hổ tướng quân, thần Hổ tượng trưng cho quyền uy
của rừng thiêng. Thắp hương cho các vị này là cầu mong sự chở che, sự giải ách
trừ tai.

Thắp 7 nén hương

Việc thắp hương vào rằm tháng Bảy, cắm ngoài trời, nơi có cây um tùm quanh chùa, trừ cây bồ đề và cây đại. Những cây um tùm là nơi hội tụ của linh hồn chúng sinh thập phương. Bảy nén ngày xá tội vong nhân là thực hiện lòng từ bi hỉ xả của Phật.

Hợp tự

Hợp tự nghĩa là rước tiên linh các đời vào thờ chung trong cùng một nhà thờ của đại tôn hay của từng tiểu chi. Theo cổ tục, năm đời tống giỗ hay “ngũ đại mai thần chủ” (đến năm đời thì chôn thần chủ). Tức là làm giỗ cho cha mẹ (đời thứ hai) đến kị (đời thứ năm). Cao hơn kị gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa; mà rước tất cả các vị vào chung một nhà thờ, mỗi năm tế một lượt.

Thần chủ con
cái cúng cha mẹ đề là Hiển khảo, Hiển tỷ; cháu đích tôn cúng ông bà, đổi thần
chủ là Hiển tổ khảo (hoặc tỷ); chắt trưởng tiếp tục thờ cụ là Hiển tằng tổ khảo
(hoặc tỷ); chít trưởng thờ kị là Hiển cao tổ khảo (hoặc tỷ). Sau năm đời thì
rước vào nhà thờ tổ, rồi chôn thần chủ đó đi. Trong nhà thờ tổ chỉ để ngôi thần
chủ duy nhất cao nhất gọi là “Vĩnh thế thần chủ”.

Gộp chung tổ
tiên nhiều đời lại để tế chung thay cho từng lễ giỗ là một tục lệ rất hay.
Trước hết là hợp với tâm linh, con cháu về với tổ tiên; tượng trưng sự đoàn tụ
ở cõi âm. Sau nữa, thuận tiện cho việc thế hệ đang sống chung lòng xây dựng nhà
thờ; mua tế khí, quanh năm hương khói, gắn bó thêm mối tình ruột thịt nội thân.

Xem thêm “Những Hiểu Biết Về Không Gian Thờ Cúng Hiện Đại”

Tế thủy tổ

Hàng năm vào
ngày húy của thủy tổ, cả họ cúng tế tại nhà thờ tổ bằng lễ Tam sinh. Tế xong,
họ hàng ăn uống với nhau. Trong các tuần tiết, chỉ nhà ông trưởng tộc cúng mà
thôi. Đến tháng Chạp, lại có một tuần hợp tế tổ tiên trong họ. Dịp Têt Nguyên
Đán, con cháu trong họ chỉ mang trầu cau đến nhà thờ lễ tổ.

Thừa kế hương hỏa thờ phụng Tổ tiên

Hương hỏa là
việc thờ cúng ông bà, tổ tiên trong gia đình, gia tộc. Nó vừa là một tập tục, vừa
biểu hiện bổn phận của con cháu đối với tiền nhân. Thiết lập hương hỏa là công
việc của cha mẹ lúc đã về già. Để lại gia sản cho con cái lo việc tế tự cho
mình và duy trì việc thờ cúng tổ tiên.

Có hai loại thừa kế hương hỏa: thừa kế tôn thống – một mặt là kế tự, thờ phụng tổ tiên, mặt khác là lưu truyền huyết thống, di hậu con cháu. Và thừa kế di sản – tức thừa hưởng tài sản của cha mẹ để lại. Việc kế thừa tôn thống thuộc về người con trai dòng đích, vì thế nên việc kế thừa di sản cũng do người đó đảm nhận.

Cẩn cúng gia tiên

Quan niệm
của người Việt xưa, vong hồn gia tiên luôn ở gần mình. Nên người sống cảm thấy
như tiếp xúc với giới vô hình qua mọi việc cầu cúng lễ bái; mỗi tuần tiết hoặc
ngày kỵ đều có làm lễ cáo gia tiên.

Mỗi biến cố
xảy ra trong gia đình, gia chủ đều khấn vái gia tiên. Trước là để trình bày sự
kiện, sau là để xin sự phù hộ. Những biến cố được coi là quan trọng như:

  • Vợ sinh con, con đầy cữ, đầy tháng, đầy năm
  • Con cái bắt đầu đi học, sửa soạn đi thi, đã thi đỗ
  • Gả chồng cho con gái, dựng vợ cho con trai
  • Lập được công danh (được thăng chức); được thưởng phẩm hàm
  • Xây nhà mới…
  • Cùng những biến cố buồn: có người qua đời, lúc bắt đầu đưa ma người thân, trong nhà có người ốm đau.
  • Hay gặp những chuyện không hay như buôn bán thua lỗ, bị kiện cáo; có người phải đi xa…

Tìm hiểu thêm về “Những Kiêng Kị Về Mâm Cỗ Cúng Trong Dân Gian”

Mâm cúng giao thừa ngoài trời

Ngoài những
biến cố xảy ra trong gia đình, còn có nhiều trường hợp con cháu cũng làm lễ cáo
gia tiên kêu cầu khấn vái: nước đang thanh bình bỗng có loạn, con cháu vẫn xin
tổ tiên phù hộ cho toàn gia tránh khỏi mọi tai nạn trong lúc loạn lạc; trong
làng bỗng có đám cướp, gia chủ vội vàng lễ khân tổ tiên xui khiến cho lũ cướp
mau đi khỏi làng không đến quấy rối nhà mình; một bệnh dịch phát sinh, con cháu
xin với tổ tiên phù hộ tránh khỏi tai ách nguy nan; trong làng mở hội, con cháu
vui mừng cũng có lễ cúng tổ tiên…

Dâu rể lễ gia tiên

Trước mọi
biến cố trong gia đình, con cháu đều cáo gia tiên. Trong việc vui mừng lễ thành
hôn của các con cháu; ngoài người gia trưởng phải khấn vái tổ tiên, thì chính
cô dâu chú rẻ cũng phải cúng lễ tổ tiên.

SONY DSC

Trước khi đi
đón dâu, người con trai phải làm lễ ở bàn thờ nhà mình. Rồi đến khi tới nhà vợ,
phải lễ tổ tiên nhà vợ tại chính nhà bố mẹ vợ và tại nhà thờ họ của nhà vợ. Cô
gái cũng vậy, ngày vu quy, khi tới nhà chồng, việc đầu tiên là phải lễ trước
bàn thờ nhà chồng. Sau đó đến lễ nhà thờ hai họ nội ngoại.

Việc làm lễ
trước bàn thờ nhà chồng hoặc nhà vợ, chính là để cô dâu chú rể trình diện với
tổ tiên, nhận tổ tiên chồng (vợ) như tổ tiên nhà mình.