Phong Tục Cưới Hỏi Truyền Thống Của Người Việt

Quan hệ nam nữ truyền thống

Trong xã hội xưa, nam nữ không được phép tiếp xúc với nhau (nam nữ thụ thụ bất thân). Theo phong tục cưới truyền thống thì việc dựng vợ gả chồng là quyền của cha mẹ. Cô dâu, chú rể có khi đến lúc làm lễ hợp cẩn mới thực rõ mặt nhau. Tự do tìm hiểu là phạm vào lễ giáo phong kiến.

Ở Việt Nam, đạo
lý Khổng Giáo chỉ nghiêm khắc ở những gia đình thuộc tầng lớp trên. Nên con gái
thường bị cấm cung, còn trong dân gian việc quan hệ nam nữ cũng không đến nỗi
khắt khe như thế. Nhiều vùng nông thôn có tổ chức lễ hội vui chơi chung cho
toàn thể dân làng; thi ca hát giữa nam và nữ. Nhiều cuộc hôn nhân đã tác thành
sau những buổi lễ hội và ca hát đó.

Lễ cưới theo phong tục truyền thống

Tiêu chuẩn của người con gái truyền thống

Trong phong tục cưới xin truyền thống của người Việt, cha mẹ đã đóng vai trò quan trọng; quyết định cuộc đời của đôi lứa.

Với những gia đình nề nếp, có gia giáo thì “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và gia đình hai bên phải “môn đăng hộ đối”. Các cụ thường kén vợ cho con dựa theo tiêu chuẩn “công, dung, ngôn, hạnh”.

Công

Là nếp ăn,
nếp làm, tài đảm đang quán xuyến việc nhà của người con gái. Từ việc nuôi tằm,
dệt vải đến thêu thùa; kim chỉ may vá, cỗ bàn, giỗ Tết đều phải được làm nhanh
gọn, đẹp. Bởi vậy, vợ đảm là một trong những yếu tố làm gia đình êm ấm.

Dung

Nghĩa là
nhan sắc. Tuy vần biết “cái nết đánh chết cái đẹp” nhưng các cụ khi chọn dâu
vẫn chú ý đến nhan sắc. Tất nhiên tiêu chuẩn về cái đẹp của mỗi thời cũng mỗi
khác nhau; nhưng trước hết phải là người khỏe mạnh, có khả năng sinh đẻ con
cái. Các cụ tin rằng những người có hình thức như vậy sẽ mắn đẻ; vì con với của
thì chẳng ai từ, mỗi con mỗi lộc, càng nhiều con càng có phúc.

Ngôn

Là lời ăn
tiếng nói nhẹ nhàng, biết thưa gửi, dạ vâng; biết ý tứ rào trước đón sau để làm
sao không mất lòng ai; cương quyết nhưng lại phải mềm mỏng, có cương có nhu,
lựa lời mà nói vơi chồng cho phải lúc.

Hạnh

Là đạo đức
tốt đẹp, cư xử tốt với mọi người; từ già đến trẻ, từ lớn tới bé đều đúng mực;
nhất là đối với tứ thân phụ mẫu, anh em nội ngoại.

Dâu thảo, rể hiền là những điều mà ai cũng mong muốn. Các nhà gia thế ngày xưa kén rể cho con gái dựa vào tiêu chuẩn đạo đức, chí khí nam nhi và trình độ học hành của chàng trai.

Đọc thêm bài viết “Các Thủ Tục Cưới Hỏi Theo Phong Tục Truyền Thống”

Hôn lễ theo phong tục cưới truyền thống

Mâm quả theo phong tục cưới truyền thống

Khi mọi việc
tương đối ổn, gia đình hai bên trai gái quyết định hôn lễ (tức lục lễ) cho hai
con. Người xưa có câu: “Lục lễ bất bị, trinh nữ bất xuất” – nghĩa là sáu lễ nghi
của phong tục cưới xin nếu nhà trai khôn: nạp thái (chạm ngõ); vấn danh (ăn
hỏi); nạp cát (bói được quẻ tốt); thỉnh kỳ (định ngày); nạp tệ (đưa lễ cưới) và
thân nghinh (đón dâu).

Nạp thái

Đưa lễ đến
nhà gái để ngỏ ý về việc đã chọn một người con gái trong gia đình ấy; tục gọi
là chạm ngõ, chạm mặt hay dạm vợ.

Vấn danh

Lễ cốt để
nhà trai hỏi rõ tên tuổi của người con gái và của người mẹ để biết rõ hơn về
thân thế cũng như sự giáo dục của người này.

Nạp cát

Nghĩa là nhà
trai đã bói được quẻ tốt về hôn nhân giữa đôi trai gái và báo cho nhà gái biết.

Thỉnh kỳ

Lễ này có
mục đích xin nhà gái ấn định ngày làm lễ cưới, lựa theo ngày tháng tốt xấu.

Nạp tệ

Là lễ nhà
trai đưa sính lễ tới nhà gái.

Thân nghinh

Lễ này nhà trai qua đón dâu về nhà trai.

Tìm hiểu thêm về “Văn Khấn Cáo Yết Gia Thần Và Gia Tiên Trong Lễ Cưới Truyền Thống”

Tuy lễ tục
quy định tới sáu lễ, nhưng trên thực tế người Việt thường thu gọn lại vào làm
ba lễ: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới (thân nghinh).