Những Kiêng Kị Trong Sinh Hoạt Hàng Ngày

Lễ tục trong sinh hoạt hàng ngày của
người xưa

Nói về lễ tục kiêng kị trong sinh hoạt hàng ngày của người xưa, cần nói rằng người Việt vốn thông minh và khôn ngoan. Về đức tính thì cần cù, kiên nhẫn, cẩn thận, gan dạ, dũng cảm và khí khái. Giới trí thức ta ngày xưa toàn là nhà Nho, mà đã là nhà Nho thì nhất cử nhất động thường thận trọng, không nói nhiều, nói bừa. Lúc thường, nhà Nho hay dè dặt lời nói là thế nhưng lúc lâm sự đáng nói thì họ không sợ chết vì nói thẳng.

Trái lại,
quan hệ giữa dân chúng với nhau thường hết sức cởi mở, ngày nào cũng chuyện trò
về mọi việc đã xảy ra trong làng, ngoài chợ. Người thôn quê vốn dĩ thật thà
chất phác, lại không được học vì nghèo khổ, cả đời không đi ra khỏi làng nên
không biết lừa dối cũng chẳng ba hoa.

Phần tinh
anh của dân tộc phần nhiều tập trung trong số các sĩ phu. Từ khi dựng nước,
thời nào cũng có anh hùng hào kiệt, nhất là khi Tổ quốc lâm nguy, một tiếng
xướng có muôn tiếng họa, kẻ công người của ứng nghĩa, không tìm cách chối bỏ
nghĩa vụ. Kiên cường, quả cảm, gan dạ là đức tính của những người có tâm huyết
vì non song, vì dân tôc, nhiều khi coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

“Tứ đức” của người phụ nữ khi
xưa

Người phụ nữ
từ khi còn trẻ đã luôn chăm lo luyện rèn tứ đức. Phụ nữ ở nhà thì theo cha, đi
lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con. Đạo tam tòng thật khắt khe
nhưng quy luật lâu đời đó đã trở thành tập tục, rất tự nhiên với mọi phụ nữ
Việt Nam.

  • Công: phải biết lo toan chuyện kim chỉ, bếp núc, bánh trái, tằm tơ, canh củi. Và được xem là đức tính hàng đầu
  • Dung: luôn tươi tỉnh, dịu dàng, thùy mị, đi đứng, cử động khoan thai.
  • Ngôn: lời nói phải êm nhẹ, lễ độ, không tục tằn, ngạo ngược.
  • Hạnh: nết na, chín chắn, hòa vui mà đứng đắn, miệng không nói, tai không nghe những lời sàm sỡ.

Kiêng kị trong việc sử dụng đồ gia dụng hàng ngày

Trong lễ tục
sinh hoạt hàng ngày, kiêng dùng các vật dụng bằng sắt (như dao, cuốc, thuổng…)
để đánh rắn. Vì theo quan niệm của người xưa, nếu đánh rắn bằng những vật bằng
sắt thì nó sẽ báo oán và trả thù đến cùng

Ngày xưa,
những người trong gia đình đi làm ở ngoài đồng về, khi về đến cổng phải hạ
cuốc, vồ xuống, cầm ở tay rồi cất đi. Khi đi làm người ta cũng cầm cuốc, vồ khi
bước ra khỏi cổng mới vác lên vai. Người ta cho rằng việc vác vồ, cuốc trong
khu vực nhà ở là điềm báo không lành, nó khiến liên tưởng đến sự chết choc,
chôn cất. Người xưa còn kiêng dựng vồ, cuốc trước cửa nhà vì nó cũng là điều
không lành

Kiêng đốt
quần áo, khăn, mũ (dù đã cũ rách) của người còn đang sống; vì làm như thế theo
quan niệm dân gian người đó sẽ rất nóng ruột, bồn chồn đứng ngồi không yên.

Kiêng không
cho trẻ nhỏ chơi đũa ăn cơm, que vì sợ chúng ngã, đũa sẽ đâm vào miệng, mắt;
cũng như kiêng không cho trẻ chơi đồng xu, vì sợ chúng ngậm và nuôt thì tai họa
khôn lường.

Tìm hiểu thêm về “Đôi Điều Về Khấn Và Văn Khấn Truyền Thống

Kiêng kị khi đi tàu thuyền

Kiêng mang
mèo, hài cốt lên đò và tàu xe. Người ta cho rằng mang mèo hoặc hài cốt lên tàu
xe, đò thì đò sẽ bị đắm, tàu xe sẽ bị đổ hoặc gặp tai nạn

Trên tàu xe,
trên đò kiêng nói chuyện về các vụ tai nạn giao thông. Có lẽ do sợ ám ảnh bởi
những câu chuyện đó hoặc cho rằng đó là điềm gở.

Kiêng kị trong sinh hoạt hàng ngày vào những ngày đầu tháng

Trong sinh hoạt hàng ngày, vào những ngày đầu tháng, người xưa rất kị việc vay mượn hay trả nợ, cho vay. Không ai xuất tiền của trong nhà ra để cho vay mượn vào ngày này.

Trong việc
ăn uống, những ngày đầu tháng người ta còn kiêng ăn thịt chó, thịt vịt, cá mè,
xôi trắng vì cho rằng ăn những thứ đó vào dịp đầu tháng  (từ mùng một đến
mùng mười) thì sẽ bị hãm tài, xúi quẩy; nhà có người ốm thì bệnh khó thuyên
giảm, nhà có của dễ bị mất trộm…

Kiêng kị lúc sớm mai

Sáng sớm,
người có việc phải đi xa, người đi lẽ, đi chợ hay đi làm rất kị gặp phải người
đầu tiên là phụ nữ, người vía dữ, người khó tính hoặc người có cuộc đời không
may mắn vì cho rằng cái vía dữ, cái bất hạnh của người ấy sẽ ám ảnh họ suốt cả
ngày. Người ta tránh bằng cách: từ hôm trước đã hẹn với một người có tính dễ
dãi, nhanh nhẹn, đứng trước ở ngõ đón. Như thế mọi băn khoăn sẽ được giải tỏa.

Ngày xưa, ở
các làng lớn đều có chợ. Những người bán hàng sáng sớm rất kị người mua mặc cả
hoặc họ đã đồng ý bán rồi nhưng người mua lại không mua. Người ta cho rằng như
vậy là việc buôn bán sẽ gặp xúi quẩy cả ngày. Nếu gặp phải trường hợp này,
người bán hàng vơ vội nắm rác quanh đó, châm lửa đốt ngày trước mặt người mua
hàng kia, gọi là đốt vía.

Kiêng kị khi xuất hành

Khi ra khỏi nhà đi buôn bán, làm ăn, thi cử, người xưa rất kiêng kỵ gặp đàn bà hoặc người nào đó tính tình keo kiệt, chậm chạp vì họ cho rằng nếu gặp những người ấy thì công việc sắp tới của họ sẽ khó khăn vì vướng phải vía xấu. Cách tốt nhất với họ khi đó là quay về nhà ngồi một lúc rồi mới lại xuất hành

Người xưa
còn quan niệm: khi đi đâu mà gặp rắn thì may mắn: “Khi đi gặp rắn thì may, khi
về gặp rắn thì hay bị đòn”. Có nơi còn cho rằng: khi đi gặp đám ma. Lúc về gặp
đám cưới cũng là một điều tốt.

Đọc thêm bài viết “Nguyên Tắc Về Văn Tế, Văn Khấn Và Lễ Dâng Cúng

Kiêng kị trong sinh hoạt hàng ngày vui chơi giải trí

Người xưa
rất kị bôi nhọ lên mặt người đang ngủ say, vì cho rằng khi đang ngủ say là lúc
linh hồn người ta tạm thời rời khỏi xác để lang thang đâu đó. Khi tỉnh ngủ tức
là hồn đã đi chơi về và nhập vào xác. Nếu ai đó nghịch ngợm bôi nhọ nồi lên mặt
người đang ngủ say, thì khi hồn của người đó về, sẽ không nhận ra xác của mình,
lại tiếp tục bỏ đi.

Khi chơi
bài, người ta kị người dữ vía ngồi đầu cánh, bởi vì vía dữ của người ấy sẽ ám
người đang chơi, khiến họ bị thua.

Người ta còn
kiêng cả những người làm ăn không gặp may, gia đình hoặc bản thân mới gặp nạn,
nhà có đại tang, mới bị mất cướp…

Trong đánh
bài, người ta cũng kị ăn non (thắng được vài ván đã chuồn) và cho rằng, những
người có kiểu chơi bài như vậy thường bị chết yểu, hoặc chết không có người kế
tự.

Người xưa
rất kị nhại tiếng, vì cho rằng việc làm này có ảnh hưởng không nhỏ trong việc
duy trì mối quan hệ xã hội. Nhại là bắt chước với mục đích giễu cợt tiếng nói
của vùng nào đó hoặc khuyết tật của ai đó. Bởi thế mới có câu: “Chửi cha không
bằng pha tiếng”.