Phong Thủy Cho Nhà Ở Để Gia Chủ Vượng Cát

Người xưa khi xây nhà chủ yếu là để làm nơi trú ngụ, che nắng che mưa, phòng tránh thú dữ; nên thường chọn những nơi có địa hình núi non che chở, bao bọc; hay ở vị trí gần sông hồ. Trong xã hội hiện đại, do điều kiện eo hẹp về đất đai, nên con người khó có thể lựa chọn cho mình những khu đất đẹp và hướng nhà phù hợp với vận mệnh của mình. Tuy nhiên, với những kiến thức về phong thủy cho nhà ở; con người có thể áp dụng các cách bài trí nội thất trong nhà để tăng cường vượng khí, hóa giải điềm xấu. Hoặc sử dụng những vật cát tường để mang lại tài lộc cho gia chủ.

Nhà đầu đường, góc chợ, nhà mũi tàu có cát
không?

Nhà đầu đường,
góc chợ, chính là thế nhà “nhất cận thị nhị cận giang”. Nhà mũi tàu cũng vậy.

Tại các khúc quanh gấp, dòng chuyển động (nước chảy, xe cộ hay gió lưu thông) đều chậm lại so với chỗ thẳng. Nếu có công trình tạo lạc tại đây thì đó là điểm nhấn kiến trúc khá thu hút.

Do vậy, dương trạch tại vị trí mũi tàu hợp với công năng thương mại, giao dịch. Cũng do thế đất nhọn thuộc hành Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim; nên những công trình kinh doanh như khách sạn, nhà hàng, siêu thị hãy chọn vị trí mũi tàu. Đây là giao lộ của nhiều dòng người đổ về mang tính động, đắc địa hơn là làm nhà ở vốn cần tĩnh.

Do sự tập trung chú ý bề ngoài lấn át phần nội thất, nên nhà tại mũi tàu thường có tiêu điểm là góc nhọn được vát thẳng; bo tròn lồi hay lõm để giảm các tử giác (góc nhọn, góc chết).

Luồng khí dọc theo các tuyến đường khi gặp nhau thường tạo nên xoáy trước giao lộ. Vì vậy cần đặt bồn nước, trồng cây hay trụ đèn trang trí… để dung hòa xung sát cho công trình.

Nếu để ở,
nhà tại giao lộ nên bố trí phòng ở xa đỉnh nhọn, để trường khí được tĩnh và giảm
góc xéo. Còn tại phần đỉnh nhọn tốt nhất là làm sân vườn, hàng rào có hồ nước
hoặc kiến trúc nhỏ mang tính trang trí.

Nhà xây dựng bên nhà thờ, ao đầm, giếng nước và
dị vật

Trong việc chọn vị trí xây dựng dương trạch, hình thế và cảnh vật chung quanh hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bất cứ vật thể khiếm khuyết nào thấy không thuận mắt là đều qui vào hung.

Quy trình sắp xếp theo phong thủy cho nhà ở luôn đi từ tổng quan đến chi tiết, từ chủ thể đến khách thể. Những yếu tố nào chưa hài hòa xung quanh đều có thể xem xét khắc phục được.

Khi nhà ở gần các điểm thờ tự như: đền, chùa, miếu mạo hoặc nhà thờ, vốn là nơi u tịch, trang nghiêm; nên đối với người cao tuổi hoặc người theo đạo thì có thể hợp. Tuy nhiên, nếu gia chủ là người trẻ tuổi, không theo đạo thì ở đây lại không tốt; gây nên những bất lợi cho trường khí nhà ở. Vì có lúc khách thập phương lai viếng hay dịp lễ hội thì khu vực này khá ồn ào, nhang khói nghi ngút.

Nếu không dọn đi nơi khác thì cách khắc phục là nên bố trí nhà theo kiểu hướng nội. Tức là giảm các không gian giao tiếp với bên ngoài; dùng cửa kính cách âm, mở sân trong, hướng tầm nhìn vào thiên nhiên trong nhà. Dùng các biện pháp gia tang khí, chuyển khí để ổn định trường khí nội thất, các ảnh hưởng bên ngoài sẽ có tác động mạnh.

Về phần các mái nhọn (nhà thờ hay đền tháp) là đặc trung cho
hành Hỏa, mang tính tiêu hao phụ cận. Xưa kia người ta ngại làm nhà ở trong
vùng có hành Hỏa vì sợ Hỏa thịnh dễ cháy. Do Hỏa sinh Thổ, nên nhà cửa trong
vùng hành Hỏa sẽ làm theo dạng hành Thổ, hình vuông, mái bằng và thấp hơn các đỉnh
nhọn thì sẽ được tương sinh. Đồng thời, trong nhà hay phía trước nên bố trí hồ
nước, vòi phun để dùng hành Thủy khắc chế Hỏa.

Trước đây giếng đào hay hồ trữ nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt quan trọng luôn luôn giữ gìn cẩn thận. Nhưng giếng hay hồ nước bỏ không dùng lâu ngày thì lại tích tụ ẩm thấp, khí độc và rác rưởi.

Nhà ở đô thị hiện nay đều dùng nguồn nước Thủy cục (kết hợp giếng khoan và trữ nước trên bồn cao) sạch sẽ và tiện dụng. Do đó, giếng ngước, hồ nước không dùng thì tốt nhất nên lấp kín để bảo vệ môi trường cũng như việc ổn định cho nền móng. Lưu ý, tựu Thủy trong dương trạch là có hồ cảnh non bộ, nước sạch và lưu thông; chứ không được tích tụ nước bẩn và tù túng.

Miệng cống trước cửa cũng là điều bất lợi vì dễ đọng xú uế, ra vào khó chịu. Tuy nhiên, đa số công trình hiện nay miệng cống thường làm tại khoảng giữa hai nhà. Nếu lỡ gặp ngay trước cửa thì có thể đổi cửa sang một bên; hoặc điều chỉnh miệng cống – hố ga sao cho không ảnh hưởng đến nhà mình và nhà bên.

>> Đọc thêm bài viết “Kinh Nghiệm Xây Nhà Ở Trong Dân Gian”

Phong thủy cho nhà ở mặt tiền kết hợp kinh doanh

Nhà ở tại đô thị hiện nay, đặc biệt là nhà có mặt tiền tiếp xúc đường giao thông thường được tận dụng để kinh doanh hoặc cho thuê để sinh lợi. Điều này làm trường khí dương trạch biến đổi. Nếu không có những điều chỉnh phong thủy cho nhà ở thích hợp thì môi trường sẽ bị xáo trộn, ảnh hưởng không nhỏ đến người cư ngụ.

Khi làm nhà có kết hợp kinh doanh, gia chủ cần phân định rõ
ràng từ đầu giữa hai mục đích ở và kinh doanh. Mục đích nào chính để phân bố
không gian thích hợp. Ngôi nhà có cho thuê hoặc trực tiếp cho thuê thì phần
kinh doanh luôn là phần hướng ngoại, còn phần ở là phần hướng nội. Phần nào là
chính thì phải đáp ứng tốt cho nhu cầu của phần kia để tránh làm mất cân bằng của
trường khí.

Ví dụ: phần trước cho thuê dù nhỏ vẫn nên sắp xếp cho có khu phụ (phòng vệ sinh, nhà kho) vì dùng chung sẽ rất bất tiện. Việc phân khu nên đi từ bình đồ đến thiết đồ. Trên bình đồ (mặt bằng) cần xác định luồng giao thông người ở phía trong có đi qua hay làm lối đi riêng? Chỗ để xe của phần ở và phần cho thuê như thế nào?

Trường hợp nhà hẹp (dưới 4m) thì luôn phải sắp xếp phần trước cơ động để dễ dàng cho người ở hoặc khách muốn đi ra phía sau. Nếu nhà rộng (5m trở lên) thì nên tổ chức lối đi riêng; nhằm tách bạch nội, ngoại khí trên thiết đồ. Khi đó nên đưa cầu thang ra phía sau hoặc thận chí làm thành hai cầu thang riêng biệt (nếu nhà dài) để chủ động trong sinh hoạt.

Trường hợp nhà có cửa sau hoặc cửa hông thì nên làm lối đi cho gia chủ tách hẳn với phần trước. Cầu thang khi đó nằm hẳn phía sau nhà. Phần trước có thể thuê cả trệt và lầu hoặc lửng. Gác lửng có thể làm chỗ ở và quan sát phần kinh doanh ở dưới. Dù theo cách nào thì nguyên tắc bố trí tọa hung hướng cát của bếp và khu phụ vẫn cần được tuân thủ chặt chẽ.

Các không gian thương mại, giao tiếp nhiều luôn mang tính dương và động. Ngược lại, không gian để ở luôn mang tính âm và tĩnh hơn. Do vậy, nếu bố trí không hợp lý sẽ làm mất cân bằng âm dương trong phong thủy cho nhà ở.

Các khu chứa đồ, kho luôn cần đèn sáng để tằng dương tính, dễ tìm kiếm lựa chọn. Chỗ nghỉ ngơi, phòng làm việc (trong khu kinh doanh) thì lại cần âm và tĩnh hơn. Nếu để chung sẽ dễ bị nhiễu loạn, người làm việc sẽ căng thẳng và mệt mỏi.

Do vậy, ngay trong khu kinh doanh cũng cần ngăn chia theo âm dương. Có thể dùng vách nhôm kính nhẹ vừa tách biệt vừa dễ quan sát. Đối với nhà ống hẹp và dài, có thể mở thiên tỉnh ở giữa để đưa dương quang xuống các phần giữa nhà vốn bị âm khí tối tăm. Và cần thông thoáng cho vệ sinh, nhà kho, bếp…

Dùng thiên tỉnh còn có tác dụng tách biệt ảnh hưởng của hai khu ở và kinh doanh ra. Khu buôn bán ồn ào không ảnh hưởng khu ở, ngược lại khu ở sẽ kín đáo hơn và ít bị tán khí. Tránh để kho hàng hóa của chỗ buôn bán lẫn lộn trong khu ở. Vừa khó tìm kiếm vừa dễ gây hỏa hoạn.

Phần cho thuê hay tạo ra các xung sát do người ra vào, vận chuyển hàng hóa… do đó vật liệu dùng cho phần này nên thuộc hành Thổ (Thổ sinh Kim – tức là lợi nhuận) như gạch, đá mang tính chất bền chắc dễ chịu mài mòn va chạm.

Hoặc hành Kim như sắt, inox chứ không nên dùng đồ gỗ hoặc vật liệu nhẹ dễ cháy (vì Kim khắc Mộc, Mộc sinh Hỏa). Có thể dùng gương, kính thủy để phản chiếu các xung sát và thu hút các ngoại khí bên ngoài. Và gia tăng cảm giác mở rộng không gian. Vừa lợi cho buôn bán vừa tránh xung sát cho nhà ở.

Không nên quan niệm nhà ở có kết hợp buôn bán chỉ là tạm thời. Chỉ có siêu thị hay trung tâm thương mại mới cần sắp xếp. Điều tiên quyết khi bố trí nơi kinh doanh bao gồm loại hình hoạt động và khối lượng người.

>> Xem thêm “Phong Thủy Cho Căn Hộ Ở Trong Khu Chung Cư”

Sắp xếp khu buôn bán
phù hợp

Chúng tôi xin dẫn giải kỹ hơn về khu buôn bán trong các nhà
mặt tiền kết hợp kinh doanh và hàng hóa cần giao dịch. Về loại hình, có nhiều
hình thức buôn bán mang tính chất trường khí khác nhau. Tùy theo Ngũ Hành sinh
khắc mà tổ chức cho phù hợp.

Ví dụ: bán quần áo, văn phòng phẩm, photocopy… là trường khí mang tính Mộc, Mộc sinh Hỏa nên cần chú ý phòng cháy. Hoặc bán đồ điện tử, máy móc… là trường khí mang tính Kim, cần sử dụng các mặt bằng vuông vức và nằm ngang (hành Thổ vì Thổ sinh Kim). Hạn chế đưa đồ lên cao (hành Mộc) và các hình zíc zắc hoặc nhọn, rất khó bố trí (hành Hỏa khắc Kim).

Về khối lượng người và hàng hóa, tùy theo nhu cầu và thực tế mà bài trí hợp phong thủy cho nhà ở phù hợp. Nơi nhiều người và lượng hàng trao đổi thường xuyên, hàng hóa cồng kềnh (vật liệu xây dựng, vải vóc, xe cộ) cần mở rộng cửa và sắp xếp linh động.

Nơi có ít người làm việc, hàng hóa nhẹ (đồng hồ, kim hoàn) thì cần làm cố định các tủ kệ, trang trí thu hút. Nhưng bảo vệ kín đáo, tránh tà khí và đề cao tính an ninh. Tính chất buôn bán mang lại đặc trưng không gian khác nhau.

Ví dụ: kinh doanh vật liệu xây dựng (tính Thổ) nền nhà phải
thật chắc và thô (hành Thổ) vì dễ có va chạm trầy xước, không thể làm nhiều tủ
kính hay gương (Thổ khắc Thủy) vì rất dễ vỡ và bám bụi. Các chỗ buôn bán, giao
tiếp nhiều luôn mang tính dương và động, hay có các ngoại khí tác động, nên cần
bài trí sao cho vừa lợi cho buôn bán, vừa tránh xung sát cho nhà ở.

Không nên sắp xếp theo kiểu để trống và thẳng hàng từ ngoài
vào trong. Vì như vậy sẽ gây ra luồng khí thổi thẳng (trực xung). Nơi quản lý cần
kiểm soát được người lạ khi bước vào cửa hàng, các sản phẩm đặc trưng cần được
nổi bật từ đầu. Tránh tình trạng dẫn khách hàng đi vào rất sâu để tìm hàng.

Nếu trước nhà là đường lớn hay ngã ba đâm thẳng vào, cần đặt thêm chậu cây cảnh hoặc tủ trang trí. Treo các vật linh động để ngăn xung sát. Thậm chí có thể làm một hàng rào di động thoáng để gây ấn tượng cho lối vào mà vẫn ngăn cản các luồng di chuyển mạnh và trực tiếp.

Dù nhà ở có nhiều mặt tiền hoặc mặt tiền rộng cũng không nên làm nhiều cửa. Vì “đa môn tắc đa khẩu”, nội bộ dễ gây xáo trộn. Mở nhiều cửa sẽ gây ra nhiều luồng đi lại. Vừa giảm diện tích buôn bán, vừa gây tán khí lại khó bảo vệ an ninh. Có thể mở các khung cửa sổ lớn để thu hút sự chú ý bên ngoài, còn cửa đi lại chỉ cần một cửa chính và một cửa phụ cho nhân viên.

Nếu nhà có tầng lửng thì nên mở cửa sổ lớn ở trên cao để thu hút dương quang vào sâu trong nội thất. Tránh để cửa hàng tối tăm (âm tính) và tính chất bài trí phải luôn điều chỉnh cho phù hợp với tính chất kinh doanh buôn bán.