Những Điều Cần Lưu Ý Trong Văn Khấn Thờ Cúng

Xưa nay từng lưu truyền nhiều lời khấn (văn khấn trong thờ cúng) hết sức linh nghiệm. Dân gian lưu truyền biết bao câu chuyện linh ứng nhờ “lời kêu, tiếng khấn” của người làm lễ dâng hương với gia tiên; Thánh thần và chư Phật, chư Bồ Tát, Thánh Hiền.

Còn với những người có tín ngưỡng, có lòng tin, khấn vái tứ phương cầu xin các đấng vô hình thiêng liêng phù hộ, độ trì cho tai qua nạn khỏi. Cho phúc đức lâm môn, cho nhân an vật thịnh…

Những điều cần lưu ý trong văn khấn thờ cúng

Cúng Thần
nội (Tổ tiên)
: Thì không
được nhập quán và xưng quốc hiệu (nêu địa chỉ)

Cúng Thần ngoại (Thổ công, Táo quân hay Thần thánh): thì bắt buộc phải nhập quán và xưng quốc hiệu (nêu địa chỉ)

Tìm hiểu về “Nguyên Tắc Về Văn Tế, Văn Khấn Và Lễ Dâng Cúng”

Nêu:

  • Bố đã chết thì phải khấn là Hiển Khảo
  • Mẹ đã chết thì phải khấn là Hiển Tỷ
  • Ông đã chết thì phải khấn là Tổ Khảo
  • Bà đã chết thì phải khấn là Tổ Tỷ
  • Cụ ông đã chết thì phải khấn là Tằng Tổ Khảo
  • Cụ bà đã chết thì phải khấn là Tằng Tổ Tỷ
  • An hem đã chết thì phải khấn là Thệ Huynh, Thệ Đệ
  • Chị em gái đã chết thì phải khấn là Thệ Tỷ, Thệ Muội
  • Cô dì, chú bác đã chết thì phải khấn là Bá Thúc Cô Di Tỷ Muội.

Hoặc khấn
chung là Cao Tằng Tổ Khảo Tỷ Nội Ngoại Gia Tiên

Tùy theo lễ
tiết mà cúng Thần ngoại, Thần nội trước hay sau, như:

Những ngày
tuần, tiết
thì phải
khấn Thần ngoại trước, Thần nội sau

Ngày giỗ gia
tiên
thì phải
cáo yết Thần linh trước, sau mới cúng Gia tiên

Khi cúng giỗ
ai phải khấn người đó trước rồi tiếp đến Tổ tiên nội ngoại, thứ đến Thần linh
Chúa đất, sau cùng mới là Tiền chủ, Hậu chủ.

Đặc biệt khấn Phật thì dù xưng địa chỉ hay không xưng địa chỉ, nói tên hay không nói tên đều được cả, chỉ cốt giãi bày lầm lỗi và ăn năn trước Phật sau đó cầu nguyện những điều mình mong muốn là được.

Đọc thêm bài viết “Đôi Điều Về Khấn Và Văn Khấn Trong Thờ Cúng”