Tập Tục Cúng Tất Niên Ngày 30 Tết Theo Phong Tục

Ý nghĩa việc cúng Tất niên ngày 30 Tết

Ngày 30 Tết, mọi gia đình thường ra mộ Tổ tiên và người thân đã khuất để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ, rước vong linh Gia tiên về đón năm mới. Gia đình khi ra mộ sẽ chuẩn bị lễ để cúng. Lễ này gọi là lễ Chạp hay lễ cúng Tất niên ngày 30 Tết.

Những gia
đình trong năm có người mất thì đến lễ Chạp nên tiến hành cẩn thận hơn những
năm khác. Nếu gia đình không điều kiện ra mộ thì có thể rước Gia tiên về đón
năm mới theo cách: bày cỗ lên bàn thờ, hương hoa dâng cúng vào giờ trưa (giờ
Ngọ) ngày 30 Tết, rồi khấn Tổ tiên về dự hưởng Tết với gia đình.

Sắm lễ

Mâm cỗ cúng
gia tiên phải được chuẩn bị chu đáo, bao gồm:

  • Hương hoa, trầu cau
  • Vàng mã
  • Lễ mặn hoặc lễ ngọt tùy theo gia chủ chuẩn bị. Mâm cúng lễ phải đầy đặn, bày biện cẩn thận mang ra ngoài mộ hoặc bày lên bàn thờ Gia tiên.

Đọc thêm bài viết “Văn Khấn Lễ Âm Phần Long Mạch, Sơn Thần Thổ Phủ Nơi Mộ”

Văn khấn cúng ngày 30 Tết

Nam mô A Di
Đà Phật! (3 lần)

  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
  • Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần
  • Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần
  • Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương
  • Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch, Tài Thần, Bản gia Táo Quân cùng tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.
  • Con kính lạy Chư gia Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …………

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …………………… (âm lịch)
Tín chủ con (chúng con) là: …………………………………… (đọc rõ họ tên)
Trú tại xã (phường) ……… huyện (quận)………… tỉnh (thành phố)…………
Trước án kính cẩn thưa trình:

Đông tàn sắp hết
Năm kiệt tháng cùng
Xuân tiết gần kề
Minh niên sắp tới

Hôm này là
ngày 30 Tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm
canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến Tổ
tiên, truy niệm Chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn
thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án tọa, phủ
thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an
thịnh vượng, luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa
thuận.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Đọc thêm bài viết “Phong Tục Chăm Nom Mộ Tổ Tiên Của Người Việt”