Lễ Tục Cho Bé Sơ Sinh Theo Truyền Thống

Các lễ tục trong gia đình người Việt từ xưa thường được thực hiện theo lời giáo huấn truyền khẩu từ thế hệ trước chỉ bảo cho thế hệ sau. Nhưng chúng vẫn được áp dụng rộng rãi và rất chặt chẽ. Và những lễ tục cho bé sơ sinh cũng nằm trong phạm vi các lễ tục của người xưa.

Dân tộc ta vốn rất trọng lễ nghĩa, nên những lễ nghi, tập tục trong đời sống xã hội, trong quan hệ giữa các cá nhân, gia đình, làng xóm… đã đi sâu vào nếp sống. Và điều này trở thành những tục lệ cổ truyền, có phạm vi đại chúng.

Những lễ tục cho bé này mang đậm tính chất truyền thống của dân tộc; chúng đã thoát ra ngoài khuôn khổ tôn giáo và từ lâu đã mặc nhiên được xã hội thừa nhận.

Lễ tục đón tay cho trẻ sơ sinh

Khi đứa trẻ mới sinh muốn đưa nó về nhà, người ta
thường chọn người đón tay. Người đó phải nhanh nhẹn, khéo léo, thông minh. Vì
tin rằng sau này đứa trẻ cũng sẽ thông minh và nhanh nhẹn (người ta tin như
vậy).

Nhờ người “mát tay” đón bé từ viện về nhà

Khi đón tay,
phải lấy nhọ nồi quệt vào trán đứa trẻ hoặc mang theo con dao, chiếc đũa. Điếu
đó tỏ ý con mình đã được đánh dấu rõ ràng, ma quỷ không dễ gì bắt đi được.

Tục đốt vía cho trẻ

Tục ta tin rằng, gặp người vía dữ cũng như gặp vía ma
quỷ đều có thể bị ốm đau. Trẻ sơ sinh nằm trong phòng mẹ, có người vía dữ vào
thăm thì nó sẽ khóc mãi không thôi. Nên khi khách đã ra về phải dùng chiếc áo
tơi cũ (loại áo đan bằng lá cọ để đi mưa), chổi cũ đốt vía cho nó thì sẽ khỏi.

Những trường
hợp sau cũng cần phải đốt vía giải trừ: những người đang có bệnh tật gặp người
dữ vía thì bệnh sẽ năng thêm. Người đang có mụn nhọt gặp người dữ vía thì mụn
nhọt sẽ tấy nóng. Phụ nữ mới sinh gặp người dữ vía có thể bị băng huyết.

>> Đọc thêm bài viết: Các Lễ Cúng Truyền Thống Dành Cho Trẻ Sơ Sinh

Lễ tục cho bé làm con nuôi

Có nhiều đứa trẻ sinh ra hay quặt quẹo đau ốm; nên
người ta cho rằng trẻ đó gặp tuổi xung khắc với bố mẹ. Vì vậy phải tìm một
người hợp tuổi với đứa bé để cho làm con nuôi. Thường người ta hay kiếm một gia
đình đông con; để đứa bé dựa vào những đứa con kia mà mau lớn.

Thực ra,
việc cho làm con nuôi này chỉ là một việc tượng trưng; vì cha mẹ đẻ của đứa trẻ
sẽ chịu hết mọi phí tổn cho việc nuôi nấng. Có khi còn mướn riêng một người vú
cho đứa trẻ đó.

Tục cạo đầu trẻ sơ sinh đầy tháng

Ý nghĩa của việc cạo đầu cho trẻ sơ sinh

Nhiều nơi ở nước ta xưa kia, trẻ sơ sinh đầy tháng phải cạo trọc đầu (có nơi gọi là cạo lông thai). Thường trẻ sơ sinh là con gái thì đầy 1 tháng cạo đầu; bé trai thì đầy 2 tháng cạo đầu, tức là song mãn nguyệt.

Nhưng không nhất thiết là cứ vào ngày vừa tròn 1 tháng hoặc 2 tháng là phải cạo đầu. Vì những đứa trẻ đầy tháng vào đầu tháng 12 âm lịch thì phần lớn là tiến hành nghi lễ cạo đầu vào mồng 2 tháng 2. Vì trong dân gian “ngày 2 tháng 2 ngẩng đầu”. Đây chính là ngày mà dân gian gọi là “đại cát, đại lợi”.

Tóc máu là lớp tóc đầu tiên của trẻ sơ sinh

Những đứa
trẻ đầy tháng vào tháng 1 âm lịch; thì bố mẹ chúng đều không muốn cạo đầu vào
lúc này. Vì dân gian lại cho rằng: nếu cạo đầu vào tháng Giêng thì sau này đứa
trẻ chỉ cần lắc đầu là đã mồ hôi ra đầm đìa và như thế gọi là “mệnh khổ”.

Tháng 12
cũng không thể cạo đầu vì họ cũng cho rằng: nếu như cạo đầu vào tháng này thì
trẻ con sẽ bị chốc đầu suốt… Do đó, những đứa trẻ sinh tháng mùa Đông – tháng
Chạp và tháng Giêng đều để đến ngày mùng 2 tháng 2 mới cạo đầu.

Trẻ được cạo đầu như thế nào

Trước đây, cạo đầu đầy tháng được tiến hàng cùng với
lễ ăn đầy tháng. Nhiều người thân, bạn bè nhận được tin đều đến và có quà mừng.
Đồ lễ mừng là tiền, bạc, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, ngoài ra còn có áo,
quần. Đợi đến ngày cạo đầu, gia đình cũng cúng thần Thọ tinh, Vương mẫu, thắp
nến đỏ và nhang chữ thọ.

Vào buổi
trưa, khi người cạo đầu đến; trẻ con phần lớn do cậu (em trai mẹ) bế và ngồi ở
giữa nhà. Để thợ cạo tiến hành công việc. Để làm tốt công việc này đòi hỏi
người cạo đầu phải có kỹ thuật cao và phải tuyệt đối cẩn thận. Nên việc trả
công cho người cạo đầu cũng rất hậu hĩnh. Hơn nữa, sau khi thợ cạo xong còn
phải mời họ ăn một bát trứng rán không đánh lẫn lòng đỏ với lòng trắng (với số
trứng trong bát là số chẵn).

Cạo đầu trẻ đầy tháng cũng phải theo đúng kiểu: bé
trai thì trên thóp phải để một chỏm tóc quả đào; gọi là “đầu quả đào”. Bé gái
thì để chỏm tóc sau gáy gọi là “mễ đồn” (tích trữ gạo). Những đứa trẻ hy vọng
dễ nuôi thì cạo luôn bỏ chỏm tóc trên thóp và để tóc xung quanh đầu gọi là “Lưu
hảo cô” (vành quấn Lưu Hảo). Điều này mang ý nghĩa là trẻ con quy y cửa Phật,
được Phật tổ phù hộ để trưởng thành.

>> Xem thêm: Tục Lệ Truyền Thống Dành Cho Trẻ Mà Cha Mẹ Cần Biết

Tóc của trẻ sau khi cạo

Nếu tóc trẻ
sơ sinh cạo không cẩn thận chỉnh tề thì cũng không sao. Nhưng tục tin rằng, mặt
trẻ nhỏ thì không thể không sửa. Lông mày bắt buộc phải cạo nếu không sau này
sẽ có nhiều lông tơ, mà lông mày lại không đen.

Tóc trẻ sơ sinh cạo ra, được gom lại cẩn thận, vo
thành một nắm. Sau đó xuyên qua bằng sợi chỉ đỏ, bên dưới buộc một nơ bằng lụa
xanh, đỏ, đem treo ở trên đầu giường trẻ sơ sinh. Vì cho rằng làm thế có thể có
tác dụng ngăn chặn tà ma.

Quan niệm dân gian cũng cho rằng; cạo đầu khi đầy
tháng cho trẻ thì sau này tóc chúng sẽ mọc vừa dày, vừa đen. Nếu những trẻ tóc
không tốt thì sau khi cạo, còn phải thoa nước gừng lên đầu. Sau đó còn cạo tiếp
mấy lần nữa, như vậy tóc mới sẽ mọc dài, dày và mượt.