Lễ Tục Chăm Nom Mộ Tổ Tiên Của Người Việt

Ngoài việc thờ phụng, cúng lễ Tổ tiên, còn một việc làm quan trọng biểu lộ lòng hiếu thảo là thường xuyên chăm nom mộ Tổ tiên của con cháu.

Ý nghĩa việc chăm nom mộ Tổ tiên

Hằng năm,
trước ngày Tết Nguyên Đán, con cháu tổ chức đi thăm viếng, thắp hương trên mộ;
khấn vái mời Tổ tiên, ông bà, cha mẹ… về ăn Tết. Ngoài ra, Tết Thanh Minh,
con cháu cũng đi tảo mộ mang theo vàng, hương, lễ vật để cúng. Có nơi, vào Tiết
Thanh Minh, các gia đình còn mang cả cỗ ra cúng trước mộ.

Trong các
dịp này, con cháu chăm sóc, sửa sang và phát quang phần mộ. Trong trường hợp mộ
bị sụt lở sẽ được đắp lại.

Người ta cho
rằng, trong trường hợp mộ bị sụt lở, bị súc vật đào bới hoặc bị rễ cây đâm
xuyên qua xương cốt… là mộ bị động. Tổ tiên sẽ về báo mộng hay ứng điềm cho
con cháu biết. Nếu không biết, trong gia đình sẽ có người đau ốm. Hoặc công
việc làm ăn thua lỗ, thậm chí gặp tai bay vạ gió… Khi đó, con cháu phải lập
tức đi thăm mộ để tạ tội với tổ tiên; vì sơ suất để mộ bị xâm hại, hư hỏng.

Lễ tạ mộ gồm trầu, cau, xôi, chuối, rượu, gà, vàng hương. Sau khi đã bày đủ lễ vật trước mộ, con cháu bắt đầu khấn lễ. Đồng thời, con cháu phải cúng cả vị Thổ thần nơi có lăng mộ.

Tìm hiểu thêm về “Lễ Tục Tảo Mộ Tổ Tiên Trong Ngày Tết Thanh Minh”

Điều quan
trọng khi tạ mộ bao giờ cũng phải làm sớ. Trong sớ nhờ Thần linh dẫn hồn sứ giả
là Ngũ đạo Tướng quân đưa hồn Tổ tiên đến mộ. Ngoài ra, cũng nhờ Thần linh
chuyển tờ sớ tới Đường Xứ Thổ Địa chánh thần; là vị thần Thổ địa nơi có ngôi mộ
xin tạ.

Sớ dùng khi tạ mộ

Sớ tạ mộ có
loại theo chữ Nho, có loại theo bản dịch ra tiếng Việt như sau.

Tam bảo tư
vì tạm mộ pháp đàn
Nay cứ theo địa chỉ tại Đại Việt
Địa chỉ ở ……
Lễ này làm tại nhà chúng con, vâng theo phép Phật bảo hộ bình an. Tín chủ tên là
… cúi đầu bày tỏ về việc vong hồn của Tiên linh chúng con đã qua đời mà thời
gian đã quá lâu; cùng với thời cuộc biến đổi sợ rằng hồn phách không yên.

Bởi vậy
chúng con cần biện lễ vật để tạ mộ, trông ơn đức Phật tế độ vong hồn và đức
Thần linh dẫn hồn Sứ giả đưa hồn đến nơi đến chốn. Dẫu rằng âm dương cách biệt,
đường xá xa xôi, nhưng nhờ có tờ điệp văn này thì cũng thông cảm được.
Tờ điệp này do quan Dẫn hồn Sứ giả Ngũ đạo Tướng quân chuyển đến quan Đương Xứ
Thổ Địa chánh thần, tiếp nhận nơi âm phủ.
Xin quan Sứ giả bố cáo cho các ty các nơi thuộc hạt như các bến đò, bến chợ đều
biết. Không ai ngăn cản để cho vong hồn được nhận lĩnh lễ vật an ổn ở nơi mộ
phần, khiến cho kẻ âm dương đều được hưởng phúc lạc.
Nay Điệp.
Mộ táng tại … năm … tháng … ngày … giờ …