Chia Sẻ Kiến Trúc Và Xây Nhà Hợp Phong Thủy

Ngôi nhà Việt truyền thống được sắp xếp trong một bối cảnh sinh hoạt chung của làng song cũng hợp theo nguyên tắc xây nhà hợp phong thủy. Nó vừa riêng lại vừa chung, rất độc lập mà lại có thể hòa đồng. Những bức tường ngăn cách giữa đường đi; giữa nhà này với nhà kia tạo nên thế khép kín cho mỗi gia đình; nhưng lại được mở ra trong kiểu ứng xử chung của cả làng.

Bên trong
cái vẻ giản dị, mộc mạc khiêm nhường của ngôi nhà truyền thống xưa tiềm ẩn cả
cội nguồn của một dân tộc; một sức sống lâu bền mãnh liệt của người Việt. Cũng
chính vì vậy mà ngôi nhà ngày xưa là cái còn ghi được nhiều dấu ấn lịch sử
nhiều nhất, rõ nhất, sinh động nhất, trực tiếp nhất. Những ngôi nhà của cha ông
ta gợi lên một nền văn minh tình thần; một nếp sống văn hóa gia đình của nhiều
thế hệ.

Ý nghĩa của việc xây nhà

Làng Việt cổ
thường được lập ở bài đất cao để tránh ngập. Kết cấu của làng có nhiều dạng
song về xây nhà hợp phong thủy thì thường theo một số nguyên tắc chung.

Trước hết,
về hướng thường xây nhà về hướng Nam nhằm đón gió mát vào mùa hè và tránh gió
bấc lạnh vào mùa đông. Theo đạo Phật thì đây là hướng Bát Nhã (trí tuệ); ngôi
nhà sẽ được sáng sủa, nhất là mặt tinh thần.

Ngôi nhà
thường được định vị ở phía Bắc khuôn viên nhưng không làm sát hàng rào. Vì sợ
làm vậy thì mất đường thông thủy, nguồn phúc bị kiệt.

Định vị xong
cho ngôi nhà thì tiến hành vượt đất; theo thế đất mà đào ao để lấy đất đắp nền
nhà. Sau đó, theo ngày tháng năm sinh của chủ nhân mà định ngày xây nhà. Nhìn
chung người Việt dàn trải mọi kiến trúc theo bề rộng, ít có xu hướng theo chiều
cao.

Đọc thêm bài viết: Văn Khấn Lễ Cúng Động Thổ

Kiến trúc nhà ở theo phong thủy

Kiến trúc nhà tre lợp tranh

Ngày xưa,
phần lớn dân chúng đều ở nhà tre lợp tranh. Xây nhà hợp phong thủy thì nhà
thường được làm ba gian hai chai, mỗi gian rộng chừng năm thước, bề sâu từ đằng
trước đến đằng sau là tám – chín thước, cao mười thước, kể từ nóc xuống.

Cột, kèo,
xà, đòn tay, rui, mè toàn bằng tre hoặc bương, đục lỗ, luồn giằng nhau vững
chắc với những con xỏ cài giữ và buộc bằng mây.

Kiến trúc xây dựng nhà tre lợp tranh

Hai đầu nhà
và suốt mặt phía sau được bít kín bằng vách trát bùn nhào trộn với rơm. Phía
trước thường để trống, chỉ khép lại khi cần bằng những tấm phên nứa đan; khi mở
nhấc đặt sang một bên hoặc chống lên đằng trước. Nhà lợp bằng rạ phơi khô, trải
lợp có nẹp buộc, gọi là lợp bộ, hoặc đánh thành tranh (gianh) lợp được bền lâu.

Kiến trúc nhà gỗ

Người khác
giả đôi chút thì làm nhà bằng gỗ nhỏ bào trơn đóng bén, hai mái bằng đòn tay
bương, lợp rạ, hay cỏ tranh, lá gồi.

Thường chủ
nhà không đủ sức làm ba chuồng cửa ngay khi làm nhà mà phải để lại làm sau; vì
mười hai cánh cửa gỗ ván với ngạch ngưỡng cũng phải tốn một món tiền không nhỏ.

Người giàu
có làm nhà bằng gỗ quý, lợp ngói. Làm nhà kiểu đại khoa năm gian, toàn bằng gỗ
đục chạm, sáu hàng cột ba mươi sáu chiếc, mười bốn hàng xà bảy mươi chiếc, chưa
kể long cốt, rường, bẩy, kẻ… Nhà làm rộng lắm cũng không bao giờ quá tám mét và
cao tới sáu mét, kể từ nóc xuống vì làm không quá cao là để tránh gió bão.

Kiến trúc xây dựng nhà

Năm gian sáu
vì kẻ chuyền hoặc chồng rường, tiền bẩy hậu kẻ; thay vì kẻ chuyền, có nhà làm
mê đục chạm công phu. Dưới chân ba mươi sáu cột là ba mươi sáu viên đá tảng,
nền vuông mặt tròn nổi có chỉ viền chung quanh. Việc đặt những viên đá tảng này
cũng là việc quan trọng, phải chọn ngày tốt và làm lễ cúng Thổ thần, gọi là In
tảng.

Nhà to đến
mấy thì mỗi gian cũng không bao giờ làm rộng quá cỡ. Tính theo thước Lỗ Ban,
tức là không quá bảy thước ta; thành ra nhà năm gian rộng lớn, chiều dọc cũng
không quá bốn mét.

Lại phải
chia khoảng mỗi gian hơn kém, không đều nhau để tránh gặp những cung xấu, tính
theo tuổi của chủ nhân đối chiếu với hướng nhà.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Chín Cung Để Xây Nhà Theo Đúng Phong Thủy

Theo phong
thủy hợp cho việc xây nhà, đằng sau nhà là tường xây kín, gọi là bức hạ; phía
trước là cửa ra vào, hai bên chỉ có cửa nhỏ thông sang gian buồng. Cửa đằng
trước, mỗi gian có bốn cánh; nhà gỗ nhỏ thì làm bạo với cánh cửa bức bàn, nhà
to thì bao giờ cũng đóng đố và làm cửa ô con tiện. Nhà ngoài ngăn cách với
buồng bằng bức bàn gỗ, có khung bạo với ô đố xoi chỉ.

Kiểu kiến trúc nhà gỗ

Kỹ thuật dựng nhà truyền thống

Kiến trúc ta
không dùng đinh sắt mà đầu xà đều làm bằng mộng thắt ăn ngàm vào cột, giằng
nhau chống đỡ rất vững chắc. Phần nhiều gỗ làm nhà không được thẳng lắm nhưng
qua bàn tay khéo léo của người thợ mộc, khi cất nhà lên, các cột và xà lần lượt
lắp vào mộng, dùng vồ sàm đóng khít chặt.

Những khúc
gỗ cắt ngắn dựng trụ chồng rường, nét chạm cong queo không có góc vuông đường
thẳng, vậy mà khi lắp lên vẫn thẳng mực làm theo đường phát mái.

Khi thợ mộc
đã chuẩn bị xong mọi chi tiết thì mới cất nhà. Trước hết, dựng hai cột cái giữa
nhà; lắp xà lên rồi đến các cột theo nhau với những xà ngang, xà dọc; lắp xong
hết rường, bẩy, kẻ thì đến việc quan trọng nhất là cất nóc. Cất nhà phải chọn
giờ tốt đã đành, mà cất nóc còn phải chọn giờ tốt trong ngày ấy.

Kỹ thuật hoàn thiện ngôi nhà

Hết việc thợ
mộc mơi đến việc thợ nề lợp mái, xây tường, đắp bờ bảng, bó nền, lát nhà. Hai
đầu hồi và cả phía sau nhà là tường xây bít kín hoặc để cửa sổ cho thoáng.
Tường gạch hay đá xây bằng hồ vôi trộn cát. Nền nhà thường cao hơn sân vài bậc,
khoảng 40cm.

Đọc thêm bài viết: Những Điều Kiêng Kị Khi Xây Nhà Cần Lưu Ý

Ngày xưa,
nếu thường dân làm nhà rộng quá thể thức thông thường, với nền cao ba bậc (tam
cấp), cũng như chạm trổ, đắp vẽ lộng lẫy là phạm tội lộng hành; dân cũng không
được làm nhà kiểu chữ “công” hoặc chữ “môn”. Vì vậy, nhà giàu có phải xây nhà
thờ gia tiên và nhà khách riêng biệt.

Đậu Đậu nhận tư vấn miễn phí dịch vụ đặt bộ mâm lễ xôi chè cúng đầy tháng, thôi nôi, khai trương,… trọn gói.
Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Hotline: 0947.066.200 để được tư vấn.

Kính chúc Quý khách hàng cùng gia đình thật nhiều MAY MẮN – SỨC KHỎE –
THÀNH ĐẠT.