Hôn Nhân Và Nghi Lễ Cưới Theo Phong Tục Xưa

Hôn nhân là việc quan trọng hàng đầu và trước tiên của một đời người. Bất cứ ai, ở nơi đâu cũng đều trải qua giai đoạn này. Có nhiều người chỉ trải qua một lần trong đời người, được coi là thành công. Một số không ít những người khác phải lận đận, tái đi lập lại nhiều lượt, khiến gây ra những lời phê phán mâu thuẫn lẫn nhau.

Quan niệm
chê thì cho rằng kẻ đó bị thất bại, có số phận bất hạnh nên phải thay đổi làm lại.
Cũng có quan niệm có xu hướng hưởng thụ, tất nhiên coi nhẹ phẩm hạnh và đạo đức
theo phương Đông, thì lại “khen” cho rằng những người tái lập nhiều lượt đó có
số đào hoa, nhiều may mắn.

Cho dầu là
thế nào đi chăng nữa, hôn nhân vẫn là chuyện quan trọng của mọi người trong
muôn đời. Người ta nói mãi không thôi, torng sách vở và ở miệng đời thế gian.

Vậy việc
hôn nhân có ý nghĩa ra sao? Thực hiện như thế nào? Theo những lễ nghi có ý
nghĩa gì?

Hôn nhân và giá thú

Ý nghĩa của hôn nhân

Khi một đôi
trai gái kết duyên tram năm với nhau có ý nghĩa là hảo hợp. Cho nên người ta
thường chúc tụng “sắt cầm hảo hợp”
cũng thường gọi là “hôn nhân”. Người
thời nay đa số đều hiểu nghĩa sai lệch về hai tiếng “hôn nhân”.

Theo thuyết
xưa thì HÔN là nhà cùa người vợ. Khi cưới vợ người ta thường đi rước dâu vào buổi
chiều, cho nên gọi là “hôn”, vì “hôn” có nghĩa là buổi chiều (hoàng hôn). Còn
NHÂN là nhà của người chồng, tức là chú rể, người vợ vì việc cưới mà phải về
nhà chồng để ở, nên gọi là “nhân”.

Vì thế, hai
từ HÔN và NHÂN được ghép đi chung với nhau để diễn tả sự kết hợp chng sống của
trai và gái.

Trước kia, người ta còn nói tới hai tiếng GIÁ THÚ để mô tả sự kiện quan trọng của đời người chứ không phải hiểu một cách nôm na như người các đời sau.

Tìm hiểu thêm về “Những Phong Tục Cưới Hỏi Theo Truyền Thống”

Ý nghĩa của Giá Thú

GÍA có
nghĩa là gả chồng. THÚ là cưới vợ. GIÁ THÚ nói chung lại là chuyện dựng vợ gả
chồng cho trai gái. Trong thời Pháp thuộc, tờ GIÁ THÚ là giấy chứng nhận kết
hôn do chính quyền sở tại cấp, thường là do làng xã. Về sau, vào khảong thập
niên 50, tờ giấy chứng nhận có tính cách pháp lý này được gọi là GIẤY HÔN THÚ,
và giờ đây là GIẤY ĐĂNG KÝ KẾT HÔN.

Theo luân lý và đạo giáo, dù ở phưng Đông hay phương Tây thì vợ chồng lấy nhau đều phải tự nguyện. Mà pháp luật, tôn giáo cũng bắt buộc phải ăn ở sống chung với nhau trọn đời. Hia phía nam nữ đều cùng cẩn phải cảm thông với nhau, thương yêu nhau, kính nể nhau và trọng đãi nhau. Như thế về sau không thể thay lòng đổi dạ được.

Do đó, người
xưa đặt ra nhiều lễ nghi trang trọng để gây ấn tượng sâu sắc trong tâm khảm của
đôi vợ chồng và những nghi thức có tính cách thiêng liêng được tổ chức cho đôi
trai gái kết hợp lạy và khấn vái cũng nhằm mục đích ràng buộc ý thức trách nhiệm
với nhau về tinh thần. Đây là tình trạng vào thời kỳ mà đời sống của con người
chưa nằm trong vòng kiềm tỏa, che chở của pháp luật do quốc gia xã hội đặt ra.

Ở Việt Nam
thời trước chưa có luật lệ sâu sát của nhà nước, chuyện hôn nhân, giá thú được
thực hiện có khi đơn giản với một vài thủ tục lễ nghi mang tính xã hội.

Lễ nộp cheo trong dân gian ngày xưa

Nộp cheo là gì?

Như vào thời
kỳ chưa có luật lệ bắt buộc trai gái kết hôn với nhau phải làm giấy giá thú hay
đăng ký kết hôn như ngày nay, để đảm bảo quyền lợi và danh dự, nhân phẩm của
trai cũng như gái, tập tục xưa chỉ buộc trai gái NỘP CHEO cho làng nước cũng đủ.

CHEO là lễ
vật tượng trưng mà đôi trai gái kết hôn nộp cho làng xã, là chính quyền cận kề.
Để làng xã có đủ chứng cớ phân xử những vụ kiện tụng sau này. Nếu có xảy ra
trong đời sống bất ổn của đôi vợ chồng đó.

Lễ vật cheo
sau khi được nộp cho làng xã, cho dầu có được cấp TỜ CHEO hay không vẫn mang
tính VẬT CHỨNG có tính cách pháp lý, ít nhất là theo phong tục tập quán do làng
xã cùng quần chúng công nhận.

Sự công nhận
có tính cách xác thực về giá trị hiện hữu của Lễ Cheo đã được ăn sâu vào tâm hồn
bình dị của quần chúng nông thôn ngày xưa đến mức người ta tin rằng một cuộc
hôn nhân mà không có “lễ cheo” là một cuộc hôn phối không an toàn, không được bảo
đảm trên thực tế và trong tinh thần sống chung của hai người.

Điều này đã được thể hiện qua câu: “Có cưới mà chẳng có cheo, nhân duyên trắc trở như kèo không đanh (đinh)”

Lễ nộp cheo được tiến hành như thế nào?

Lễ Cheo
cũng chỉ là lễ vật đơn sơ thường nộp cho Lý trưởng, có khi là chỉ với một số ít
trầu cau, có khi là tiền bạc. Lễ Cheo có nơi còn gọi là Treo, hay lan nhai hoặc lan dai, tùy cách phát âm của dân từng địa
phương.

Người trong
làng lấy nhau thì nộp độ một vài đồng bạc, gọi là “cheo nội”, người ngoià lấy
gái làng thì bao giờ cũng phải nộp nặng hơn. Hoặc dăm sáu đồng hoặc mười đồng
hoặc một vài chục, tùy tục riêng từng làng, gọi là “cheo ngoại”. Có nơi không lấy
tiền, bắt nộp bằng gạch Bát Tràng. Hoặc có nơi thì bắt nộp bằng mâm đồng, bát sứ.
Tùy làng cần dùng thứ gì thì nộp thứ ấy chứ không nộp tiền. Nhưng chiếu giá tiền
thì cũng tương đương nhau.

Ngoài lệ
cheo làng, lại có lệ cheo hàng xóm, cheo
bản tộc, cheo bản thôn
,. Hoặc năm ba tiền kẽm hoặc vài quan hay một hai đồng
bạc… Hễ có cheo rồi mới thành gia thất. CHEO tức là ý phân bua với làng nước. Lấy
nhau đã có cưới cheo là sự hôn thú phân minh, về sau vợ chồng có điều gì không
dễ mà ly dị được nhau.

Trước khi nhận cheo, làng phải xét xem đôi bên lấy nhau có hợp nghĩa không, hoặc có thật bằng lòng nhau hay không rồi mới nhận lễ. Nếu không xét thì khi người đàn ông lấy ép người đàn bà không chịu. Hoặc lấy nhau trái đạo lý luân thường thì làng có lỗi.

Đọc thêm bài viết “Một Số Tập Tục Cưới Hỏi Theo Nghi Thức Truyền Thống”

Ý nghĩa của lễ vật nạp cheo

Lễ cheo
mang nhiều sắc thái đặc biệt, ảnh hưởng sâu xa trong tâm hồn người dân Việt thời
xưa. Cho nên khi nói tới hôn nhân, giá thú, người ta phải nghĩ tới lễ cheo trước
nhất.

“Có Cưới mà chẳng có Cheo,
Dẫu rằng có giết mười heo cũng hoài”.

Hay

“Nuôi lợn thì phải vớt bèo,
Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng”.

Lễ nạp cheo
phải có trầu cau chia biếu quan viên làng, có khi làng to phải hàng tram miếng
trầu tuy chỉ biếu mỗi người một miếng. Lệ làng lắm lúc nhiêu khê, chỉ một miếng
trầu mà người mõ phải đem đến từng nhà biếu khắp lượt quan viên không được thiếu
sót. Nếu có đám giá thú không hợp pháp như cưới trong khi có tang cha mẹ hay
đôi bên thân cận thì làng không nhân tiền cheo, không nhận trầu biếu, tục gọi
không hạ cheo.

Nhiều làng
đặt hai ba gia ngạch, nhà giàu nạp nhiều nhà nghèo nạp ít. Cũng có nhiều làng
không phân biệt giàu nghèo sang hèn, lệ nạp cheo đồng đều như nhau.

Tuy nhiên,
hầu hết các làng vẫn có lệ choe nội (đối với người trong làng) nhẹ hơn choe ngoại
(đối với người làng khác). Đây là một cách giữ phần cho trai làng, không để cho
các cô gái làng đi lấy chồng làng khác. Vả lại nhiều nhà cũng không muốn cho
con gái đi lấy chồng xa.

“Có con mà gả chồng gần,
Có bát canh cần nó cũng mang cho
Hoài con mà gả chồng xa,
Một là mất giỗ, hai là mất con.”