Phong Tục Cúng Thổ Địa Vào Mùng 1 Và Ngày Rằm

Theo tục xưa để lại, cứ vào sáng mồng Một và chiều tối ngày Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt thường có chút lễ mọn, dâng hương cúng Gia Thần Thổ Địa và Tiên tổ.

Không những
vậy, mỗi khi gia đình có việc gì đó, từ những việc được coi là “trọng đại trong
gia đình lớn” như có người được thăng quan tiến chức, được lộc lớn… cho đến sự
kiện nhỏ như có người đau ốm trong nhà, có cơm gạo mới, có quả đầu mùa… cũng
dâng Gia Thần, Tiên tổ. Trước là trình báo, sau là xin được phù hộ cho mọi sự
tốt đẹp trong nhà.

Ý nghĩa của việc thờ cúng Thổ Địa

Tại sao dân
gian thường thờ Thổ Công, Thổ Địa vào các ngày tuần tiết, sóc vọng và cũng
không cứ vào các ngày này, mà trong các dịp tế lễ bất kỳ đều có kêu khấn đến
Thổ Công, Thổ Địa.

Thần Thổ
Địa, dân gian quen gọi là Thổ Công hay Thổ Địa. Tương đương với thần Thổ Địa
ông là Thổ Địa bà hay bà Thổ Địa. Thần Thổ Địa là một trong những vị thần được
thờ phụng phổ biến trong dân gian. Miếu thờ Thổ Địa dù to hay nhỏ, ở thành thị
hay thôn quê nơi nơi đều có.

Người xưa rất mực coi trọng Thổ Địa bởi vì có đất đai mới có nông nghiệp, là chỗ dựa cơ bản nhất cho sự tồn tại của con người, bởi vì đất đai giúp con người có cơm áo, có nơi cư trú. Thần Thổ Địa có sớm nhất là “Thần xã”; “xã” nghĩa gốc là “Thị Thổ”, tức là cúng tê Thổ Địa. Người xưa nói rằng xã là Thần Đất, có thể sinh ra ngũ cốc.

Tìm hiểu thêm về “Phong Tục Thờ Các Vị Thần Tại Gia Đình”

Thổ Địa là chỗ dựa tâm linh cơ bản của người xưa

Cùng với sự
phát triển của xã hội, thần Thổ Địa được trừu tượng hóa, tôn là “Hậu Thổ Hoàng
địa chỉ”. Hậu thổ tương ứng với Tiên Đế, là vị đại thần cai quản toàn bộ đất
đai, là một trong những tôn thần tối cao.

“Hậu Thổ
Hoàng địa chỉ” là một vị nữ thần trong coi việc âm, dương, sinh nở, cũng như
cái đẹp của muôn loài và của núi song, đó là hàm ý xa xưa của chữ “Hậu”, nó như
hình tượng người mẹ sinh con, điều này cũng thống nhất với quan niệm âm dương.

Học thuyết
âm dương cho rằng Trời là dương, Đất là âm, Nam là dương, Nữ là âm, Trời là
cha, Đất là mẹ, âm dương đối lập mà lại thống nhất, là sự bắt đầu phôi thai
sinh ra muôn vật.

Hình tượng Thần Thổ Địa trong dân gian

Theo quá
trình phát triển của tôn giáo, có thể nói rằng sự sùng bái Thổ Địa sớm nhất là
“Đất mẹ” sau đó là “Đất cha”. Song đất mẹ, đất cha hợp nhất để cúng tế thì
không biết từ khi nào… Về sau sự sùng bái Thần Thổ Địa dần dần được nhân cách
hóa, lấy địa vị trung tâm là Ông Thổ Địa và Bà Thổ Địa. Điều đó có thể thấy đây
chính là sản phẩm của xã hội mà trọng tâm là nam giới.

Do khu vực
và thời đại khác nhau nên ông Thổ Địa hình dáng có khác nhau, song hình tượng
ông Thổ Địa nói chung là ông già tóc bạc, mặc áo dài, đội mũ mỏ quạ, đôi mắt
hiền từ, râu bạc như cước, bên cạnh luôn có một bà cụ, khuôn mặt hiền từ, dáng
phúc hậu, đó chính là Bà Thổ Địa.

Dân gian thờ cúng Thổ Địa chủ yếu là các vị thần như: Thần xã, Thần tắc, Thần Thổ Công, Thần Thổ Mẫu. Khi hành lễ người làm phép thường niệm “Thổ Địa chủ” nói như sau: “Thổ Địa ở đây, thần tối anh linh, thông hiểu trời đất, xuất nhập diệu huyền, tâu bày giúp con, chớ có do dự, đợi ngày thành công, không quên hậu tạ”.

Đọc thêm bài viết “Văn Khấn Thần Thổ Công Và Các Vị Thần Tại Gia”

Sắm lễ cúng Thổ Địa

Lễ cúng vào
ngày mồng một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày rằm (lễ Vọng) thường là lễ
chay: hương, hoa, trầu cau, trái cây, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cung
thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, cá món mặn.

Sắm lễ ngày
mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất
giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.