Các Lễ Cúng Giỗ Trong Thời Kỳ Tang Chế

Đối với người Việt, đạo làm con phải biết phụng dưỡng cha mẹ khi còn sống và thờ phụng tổ tiên đã khuất. “Thờ ông bà” là một tín ngưỡng có ý nghĩa của dân tộc. Mang tính chất đạo đức luân lý nhân sinh. Trong đó, việc làm lễ cúng giỗ trong tang cho người đã khuất là hành động tưởng nhớ, kỷ niệm người đã qua đời một cách thắm thiết.

Tuần tốt khốc

Người chết
đã được 100 ngày là đến tuần Tốt khốc. Kể từ tuần này trở đi, con cháu sẽ không
còn khóc nữa, theo lệ xưa, cũng thôi cúng cơm mỗi ngày hai bữa. Vào tuần này,
con cháu cúng tế lần cuối cùng.

ý nghĩa của 49 ngày và 100 ngày

Tuần “Tốt
Khốc” còn gọi là tuần “Bách Nhật” nghĩa là một trăm ngày như người ta thường
gọi. Ngày xưa có trường hợp vì một lý do nào đó mà linh cữu còn quàn lại ở đâu
đó chưa chôn thì con cháu không được làm lễ “Tốt khốc”; mà chỉ được cúng ngày
hai bữa như “Triêu tịch diện”. Buổi cúng trăm ngày cũng là buổi cuối cùng.

Trong tuần”
Tốt khốc” cũng có tế lễ, và nghi thức cũng như các cuộc tế khác.

Lễ cúng giỗ Tiểu Tường

Ngày giỗ đầu
tiên của người chết, đúng một năm sau. Con cháu còn mang tang, sự đau đớn như
còn ở trong tâm khảm người sống.

Trong ngày
lễ cúng giỗ Tiểu tường, khi cúng tế người chết, người sống mặc tang phục như
ngày đưa ma. Nhất là con cháu, để chứng tỏ với vong hồn người khuất nỗi nhớ
thương chưa nguôi. Và con cháu, khi tế lễ cũng lại khóc như ngày đưa ma.

Những nhà
khá giả xưa, trong ngày lễ cúng giỗ Tiểu tường có mời phường kèn để thổi kèn
thờ từ bữa tiên thường cho đến hết ngày lễ cúng giỗ. Cũng như trong ngày tang,
con trai lúc khấn lễ, phải áo sô mũ rơm và gậy để lễ và đáp lễ khách khứa trước
bàn thờ cha mẹ mình. Mũ gậy thường ngày vẫn để thờ người chết để chứng tỏ người
chết có bao nhiêu con trai.

Mâm cơm cúng giỗ tiêu biểu ở miền Bắc
Mâm cơm cúng giỗ tiêu biểu ở miền Bắc

Trong dịp
này, người sống thường sắm đủ mọi đồ dùng để đốt cho người chết. Trong lễ đốt
mã, còn có cả hình nhân. Người ta tin rằng, hình nhân bằng giấy đốt xuống cõi
âm, sẽ hóa thành kẻ hầu hạ người khuất.

Sự tin tưởng của con cháu ở nơi linh hồn ông cha bất diệt khiến người ta nghĩ đến việc đốt mã để trang bị cho người chết mọi thứ cần dùng cho “cuộc sống” thường nhật ở cõi âm.

Tìm hiểu thêm về “Ý Nghĩa Về Phong Thủy Trong Mộ Phần Của Người Việt”

Lễ cúng giỗ Đại Tường (cúng giỗ hết trong tang chế)

Ngày Đại tường (giỗ hết) tức là ngày cúng giỗ năm thứ hai, kể từ khi người thân qua đời. Trong ngày này, con cháu vẫn mặc tang phục sô gai để làm lễ cúng giỗ trong thời kỳ tang và để đáp lễ khách tới lễ giỗ. Và lần mặc sô gai này là lần cuối cùng.

Lễ cúng giỗ Đại tường cũng được cử hành long trọng, và trong những gia đình khá giả thường có cuộc tế vong. Lúc tế lễ con cháu vẫn khóc. Ngày lễ cúng giỗ trong tang chế khiến con cháu nhớ lại lúc lâm chung của người khuất và biết bao kỷ niệm giữa người mất người còn.

Trong ngày làm lễ cúng giỗ hết trong tang chế, người ta cũng đốt mã cho người khuất và mã đốt năm nay lại nhiều hơn năm trước. Tục tin rằng, mã đốt năm trước là mã biếu – người chết nhận được đồ dùng của con cháu đốt trong ngày Tiểu tường thì phải đem biếu các ác thần để tránh bị quấy nhiễu.

Trước khi
đốt mã, thường có cúng lễ ở ngay tại mộ người khuất; đồ mã cũng đem đốt ở ngay
trước mộ. Những gia đình khá giả thường làm chay ngay tại mộ, mời tăng ni tới
cúng và tụng kinh niệm Phật trước khi đốt mã.

Cỗ bàn trong
ngày giỗ hết rất linh đình. Khách khứa cũng được mời rất đông. Do con cháu muốn
mọi người chứng kiến lòng thành của mình qua cuộc cúng tế.

Những ngày
giỗ năm sau chỉ là những ngày giỗ thường (kỵ nhật) và việc cúng lễ sẽ cử hành
như những người đã qua đời trước. Bởi vậy, ngày giỗ hết là ngày giỗ quan trọng
nhất trong tất cả những ngày giỗ.

Lễ trừ phục

Theo sách
cũ, đại tang kéo dài trong thời gian ba năm, nhưng có nơi theo tục lệ thì thu
lại còn có 27 tháng, được kết thúc bằng lễ Trừ phục, còn gọi là mãn tang hoặc
hết khó, tức là không còn mặc tang phục nữa.

Trong tháng
thứ 27, con cháu chọn ngày tốt, hợp với mọi sự bài trừ, thường là ngày trực trừ
để làm lễ Trừ phục (là đem đốt hết quần áo tang, gậy chống, mũ rơm, khan sô).

Một số địa
phương có lệ làm lễ Trừ phục vào khoảng một tháng sau giỗ hết. Từ đó về sau,
hàng năm làm giỗ, còn gọi là cúng cơm hay cát kỵ, giỗ kỵ tùy theo địa phương.

Lễ Tế Đàm

Sau Đại
tường ba tháng, chọn ngày tốt để trừ phục, gọi là Đàm tế. Từ ngày này, thân
nhân bỏ hết tang phục và coi như đã mãn tang.

Tuy gọi là
ba tháng, nhưng chỉ là hơn hai tháng mà thôi. Vì đến tháng thứ ba, tìm được
ngày tốt thì làm lễ, chứ không bắt buộc phải tính đủ cả ba tháng chẵn.

Lễ Vu Lan bồn

Lễ này do sự
tích Phật giáo về tôn giả Mục Kiều Liên báo hiếu thời xưa, còn gọi là tết xá
tội vong nhân.

Các tang gia
cứ đến ngày này là có tục làm lễ cầu siêu thoát cho người chết, để báo đáp ơn
sinh dưỡng thương yêu của cha mẹ lúc sinh thời, mời các nhà sư đọc kinh luôn
bảy đêm ngày.

Một biến thể
của tín ngưỡng Phật giáo đã phát sinh thêm tục đốt vàng mã vào dịp này.

Phong tục đốt mã hóa vàng trong lễ cúng giỗ trong tang chế

Ý nghĩa của phong tục đốt mã hóa vàng

Tục đốt mã
có nguồn gốc từ Trung Hoa. Vào thuở xa xưa, khi có người thân quá cố, người ta
chia đồ dùng để họ “mang theo” về cõi âm. Đến ngày kỵ còn dùng đồ bạch ngọc để
cúng tế; sau đó thay bạch ngọc bằng tiền cho đỡ tốn.

Nhưng tiền
sau khi cúng bỏ đi cũng phí phạm. Vì vậy người ta thay tiền kim loại bằng tiền
giấy và vàng giấy thay cho các thỏi vàng thật. Ở nước ta, từ lâu đã có tục đốt
vàng mã. Tùy theo các tuần cúng, lễ tiết và quan niệm của gia chủ mà mua, sắm
vàng mã tương ứng.

Ngày rằm
tháng Bảy đầu tiên sau Tiểu tường, làm lễ đốt vàng mã cho vong. Nếu chết trước
ngày Rằm tháng Bảy thì chưa đến Tiểu tường đã đốt mã vào ngày Trung Nguyên năm
ấy, thành ra hai mã.

Mã đầu là mã
biếu, dâng cho thần linh để chia cho các vong hồn khác, mã đốt kỳ sau mới thực
để cho người chết. Nhiều nơi có tục đốt mã ngày giỗ đầu và ngày giỗ hết, không
đốt ngày Trung Nguyên.

Vật liệu để làm nên hàng mã

Đồ mã làm
bằng giấy, giống hệt những đồ dùng hàng ngày. Như áo, quần, khan, yếm, giầy,
dép, ô, nón, chăn, gối, rương, trap, điếu, hộp trầu, ống nhổ, nồi, niêu, mâm,
bát… thậm chí cả con mèo, con chó, con ngựa, con trâu. Có nhà mua sắm hình nhân
làm người hầu hạ.

Giàu có làm
những ngôi nhà bằng giấy dài rộng với đủ cả tủ trà sập khảm, trường kỷ… Những
năm gần đây người ta đặt thợ mã làm những chiếc xe máy, xe ô tô, xe đạp, tiền
vàng… để đốt cho người chết dùng, bởi họ quan niệm “trần sao âm vậy”.

Đặc biệt trong
đốt mã, còn có tục đốt hình nhân. Nguyên từ thời đại phong kiến, khi một người
đàn ông chết thì vợ cả, vợ lẽ đều tự sát ngay ở mộ. Các con hầu đầy tớ chính là
những nô lệ cũng đều bị giết để chon theo. Về sau, bản tính tự vệ cảu con người
đã khiến người ta nghĩ đến cách lấy hình nhân thế mạng.

Người ta tin rằng, hình nhân bằng giấy đốt xuống cõi âm theo phép thuật của pháp sư sẽ hóa thành kẻ hầu hạ người đã khuất. Nhìn chung, các gia đình đều đốt mã ở nhà. Nhưng cũng có gia đình đốt mã ở chùa, làm lễ cầu siêu một vài ngày.

Đọc thêm bài viết “Các Ngày Cúng Giỗ Sau Thời Kỳ Tang Chế”

Phong tục cải táng người đã khuất

Ý nghĩa của phong tục cải táng

Chôn lúc mới
chết gọi là hung táng, còn ba năm sau đem hài cốt táng ở nơi khác gọi là cải
táng hay bốc mộ, cải táng, cải cát. Người Việt vốn coi trọng đạo hiếu, luôn tin
từ tổ tiên, ông bà, cha mẹ đến mình có mối tương quan. Hài cốt tiền nhân yên
lành, ấm cúng thì con cháu mới mạnh khỏe, làm ăn phát đạt.

Do đó, người
ta tin rằng, người có đại tang là gặp “vận áo xám”, thường gặp nhiều rủi ro,
làm việc gì cũng không thuận lợi. Bởi lúc ấy thi thể người khuất đang bị rữa
nát, hủy hoại, tất có cảm ứng liên hệ đến con cháu cùng huyết mạch.

Điều này gải
thích tại sao người xưa muốn tìm nơi đất tốt để mả ông bà tổ tiên nằm ở nơi quý
địa. Có thể kết phát để con cháu mạnh khỏe làm ăn phát đạt.

Muốn cải
táng, phải chọn ngày thích hợp, không xung khắc với tuổi người chết. Trước hôm
cải táng, phải làm lễ cáo vong và cáo gia tiên. Ngày cải táng làm lễ khấn Thổ
thần nơi mả xin đào lên, và cúng Thổ thần nơi sắp đem chôn.

Các thủ tục trong việc cải táng

Sau khi đào
đất, cạy nắp quan tài, người ta thu lượm từng cái xương không bỏ sót. Đề phòng
những mẩu xương đốt ngón tay ngón chân khỏi lọt mất, lúc liệm thì chân tay
người chết thường được bao bằng những túi nái sợi tơ bền không chóng rách. Lúc
bốc mộ chỉ việc nhấc những túi ấy lên, nhặt xương dễ dàng.

Xương được
rửa sạch, xếp gọn vào một cái tiểu sành, rảy nước ngũ hương. Sau đó phủ giấy
trang kim, đậy nắp tiểu, đem táng nơi khác, xa gần tùy đất đã chọn, không bao
giờ táng luôn nơi cũ. Trong khi nhặt, rửa, xếp xương, phải kiêng không cho ánh
mặt trời soi vào.

Nhà giàu
sang gói bọc xương bằng gấm vóc như liệm lúc chết. Và ngoài tiểu lại có quách
bằng gỗ quý sơn son thếp trang trọng. Việc thu nhặt, xếp xương vào tiểu gọi là
sang tiểu.

Ngày cải
táng, con cháu đội khăn tang, mặc áo trắng, nhiều nhà khóc thảm thiết. Cát táng
xong, con cháu anh em thân thích về làm lễ cúng vong và gia tiên.

Nhiều khi
gia đình thầy dạy học nhà nghèo thì học trò cùng nhau tự lãnh việc cải táng,
xây mộ phần và tế yên mồ rất trọng thể.

Sau khi cải
táng mới được rước bát hương và thần chủ sang thờ chung gian giữa với tổ tiên.
Nếu không muốn để thờ riêng như trước ở gian bên.

Mộ phần sau khi cải táng

Khi hung
táng, mộ phần đắp hình chữ nhật theo chiều đặt quan tài, khi cải táng, mộ phần
đắp hình tròn nhỏ gọn hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều gia đình chỉ chôn (hung
táng) một lần chứ không cải táng, tùy theo phong tục từng địa phương.

Nhiều nhà
còn chọn áo quan tốt, xây huyệt kiên cố gọi là “vạn niên phần”. Nhưng cũng có
trường hợp người ta lại phải cải táng vì trong nhà có người đau bệnh nguy nan,
xảy ra tai ương hoạn nạn. Khi xem bói thấy động mồ mả, hoặc vì tin theo thầy
địa lý muốn cải táng nơi đất tốt cầu mong con cháu được bình yên, thuận lợi.