Lễ Cúng Dâng Sao Giải Hạn Ngày Rằm Tháng Giêng

Ý nghĩa của lễ dâng sao giải hạn vào Tết
Nguyên Tiêu

Lễ dâng sao giải hạn có từ lý do thờ Nhật thần, Nguyệt thần và Tinh thần (Thần sao). Đây có thể bắt nguồn từ sự sùng bái tự nhiên của nền văn hóa cổ đại đối với mặt trời, mặt trăng và các vì sao.

Ý nghĩa của các vì sao

Nhật, Nguyệt, Tinh thần (Thần Sao) trong tôn thần của Đạo giáo có hàm nghĩa là:

Nhật là thần
đại minh: là biểu tượng của con trai, được trang sức bằng mặt trời màu vàng,
Đạo giáo gọi là Nhật cung Thái Dương để quân hiếu đạo tiên vương hoặc là Nhật
cung Thái Đan Viêm Quang Uất Minh Thái Dương Đế Quân.

Nguyệt là
thần dạ minh: là biểu tượng của con gái, được trang sức bằng ánh trăng màu
trắng. Đạo giáo gọi là Nguyệt cung Thái Âm Hoàng Quân Hiêu Đạo Minh Vương hoặc
là Nguyệt cung Hòa Hoa Tố Diêu Nguyên Tinh Thánh Hậu Thái Âm Nguyên Quân.

Lễ Cúng Dâng Sao Giải Hạn Ngày Rằm Tháng Giêng
Lễ Cúng Dâng Sao Giải Hạn Ngày Rằm Tháng Giêng

Ngũ tinh
xưa: là uế tinh (tức mộc tinh), chấn tinh (tức thổ tinh), thái bạch tinh (kim
tinh), thủy tinh hoặc hỏa tinh. Ngũ tinh còn gọi là ngũ diệu, cùng với mặt
trời, mặt trăng hợp thành thất diệu. Nếu thêm La hầu (thực tinh) và Kế đô (Báo
vĩ tinh) hợp thành cửu diệu. Nếu không tính Nhật, Nguyệt mà lại thêm Nguyệt bội
và Tử khí thì cũng có thể gọi là cửu diệu. Tính cả thảy thì gọi là thập nhất
diệu. Trong kinh điển của Đạo giáo thường gọi là đế quân, nguyên quân, chân
quân…

Trong số các
vì sao tế này, có vì sao đã sớm đi vào trong tín ngưỡng của dân gian là Tây
Phương thái bạch tinh (tức kim tinh). Đây vốn là hành tinh trong thiên thể (là
một hành tinh gần Trái đất nhất), buổi sớm xuất hiện ở phương Đông gọi là “Khải
minh, buổi chiều xuất hiện ở hướng Tây gọi là “Trường canh”, điều này người ta
đã biết từ rất sớm.

“Thần sao” được nhân vật hóa

Cùng với sự
xuất hiện của “Tây du ký”, Thái bạch kim tinh là một tinh thể tự nhiên được
nhân cách hóa. Trong “tây du ký”, Thái bạch kim tinh là một hình tượng thần
tiên cao niên lương thiện và nhân từ, trên lưng cõng một góc “sách trời”, lão
Thái long cung chức vụ là khâm phái “đặc sứ” của Ngọc Hoàng Đại Đế.

Sau khi Tôn Đại Thánh đắc đạo thành tiên, làm náo động long cung đánh xuống đại phủ, làm cho Long vương, Diêm vương phải tâu với Thiên đình, Ngọc Hoàng bèn ra lệnh cho Thái bạch Kim tinh đi trước để chiêu an. Nhân vật này được mọi người ca tụng.

Tỉm hiểu thêm “Phong Tục Cúng Tết Nguyên Tiêu Truyền Thống”

Truyền thống thờ thần sao trong Đạo Giáo

Về vấn đề tế
sao, trong Đạo Giáo vẫn tôn sùng ngũ đẩu tinh quân là: Bắc Đẩu, Nam Đẩu, Đông
Đẩu, Tây Đẩu, Trung Đẩu và Tử vi viên chúng tinh quân, Thiên thị viên chúng
tinh quân, Tử vi ngoại tọa chúng tinh quân, Bắc cực tứ tướng tinh quân, Nhị
thập bát tú tinh quân…

Mâm cúng sao giải hạn
Mâm cúng sao giải hạn

Trên thế
gian còn có thuyết quần tinh chầu Bắc Đẩu, Đạo giáo thừa nhận tin ngưỡng này,
trong Đạo kinh nói: Bắc Đẩu rơi xuống là chết, Nam Đẩu bay lên là sống, Đông
Đẩu là chúa âm phủ, Tây đẩu ghi tên. Trung Đẩu lớn nhất nên giám sát toàn bộ
các vì sao.Con người biết tế sao sẽ giải thoát tai họa, tăng thêm phúc thọ.

Trong các vì
sao, vì sao được tôn sùng nhất là Đẩu Mẫu, cũng chính là Trung thiên phạn khí
đẩu Mẫu nguyên quân, Trung thiên Bắc đẩu thất nguyên tinh quân…

Trong sách
Đạo nói rằng: Ngài là Tử Quang phu nhân, sinh được 9 con, hai con đầu là Thiên
hoàng đại đế, Tử vi đại đế. Bảy con sau là: Bắc đẩu thất tinh. Các vì sao đã
được nhân hóa, lại truyền cho Đẩu Mẫu sinh ra ánh sáng của trăng của trời, làm
mẹ của chúng tinh Bắc đẩu.Đẩu làm phần hồn, thủy làm phần tinh, ban phát công
đức, trị bệnh.

Nghi thức dân sao giải hạn

Theo các nhà
thuật số thì mỗi năm, mỗi người có một ngôi sao chiếu mệnh như: La Hầu, Thổ Tú,
Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Thái Âm, Kế Đô, Mộc Đức, Vân Hán. Trong số
các sao đó, có sao mang tính cách tốt, lại có sao mang vận hạn xấu. Xấu thì làm
lễ để tiễn, còn tốt thì làm lễ để nghinh đón.

Lễ nghinh,
tiễn này được tiến hành thường kỳ vào các tháng trong năm, vào những ngày nhất
định. 9 ngôi sao này tương truyền cứ sau 9 năm lại luân phiên trở lại ứng với
mỗi một cá nhân.

Nhân ngày rằm tháng Giêng hoặc trong tháng Giêng đầu năm, người ta vẫn tiến hành làm lễ dâng sao giải hạn, có thể ở Chùa (là tốt nhất) hay tại nhà. Cũng theo phong tục thì 9 vì sao này xuất hiện vào ngày, giờ nhất định trong tháng và có hình nhất định.

Xem thêm “Văn Khấn Cúng Dâng Sao Giải Hạn”

Do đó vào
ngày nào mà sao nào chiếu thì người ta dâng sao giải hạn sao ấy là tốt nhất, số
lượng đèn, nến phải đủ theo tính chất của các sao. Bài vị cũng được thiết lập
trên giấy có màu tương ứng với ngũ hành của từng vì sao như sao Thái Dương: bài
vị màu vàng, viết trên giấy dó mấy chữ “ Nhật cung Thái Dương thiên tử tinh
quân” và 12 ngọn đèn (hoặc nến), được bày theo hình của sao.

Sắm lễ

Hoa quả,
trầu cau, xôi, oản, trà, vàng tiền. Cúng lễ dâng sao ngày xưa khá cầu kỳ, phải
lập đàn tràng tam cấp, trên cúng Trời, Phật, Tiên, Thánh; giữa cúng các vì sao
thủ mạng, bậc dưới thì phẩm vật như cháo khoai… cúng bố thí chúng sinh. Ngày
nay, thành tâm là chính “cốt ở Tâm thành”, người ta có thể làm lễ dâng sao
ngoài trời, “tâm động quỷ thần tri”.

Lễ nghinh,
tiễn được tiến hành thường kỳ vào những ngày nhất định của các tháng trong năm.
Tuy nhiên, dù sao nào chiếu mệnh thì vào ngày rằm tháng Giêng, người ta thường
làm lễ dâng, sắm đủ phẩm lễ, đủ số lượng đèn, nến tùy theo mỗi sao cần nghinh,
tiễn. Bài vị được thiết lập trên giấy, có màu tương ứng với ngũ hành của từng
sao.

Văn khấn lễ dâng sao giải hạn

Nam mô A Di
Đà Phật! (3 lần)

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm ……………………. (âm lịch)
Tín chủ (chúng ) con là: …………………………………………………………………
Ngụ tại: ……………………………………………………………………………………

Chúng con
thành tâm có lời kính mời:

Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân
Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân
Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân
Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân
Văn Xương Văn Khúc tinh quân
Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tin quân
La Hầu, Kế Đô tinh quân
Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:

Ngày Rằm
Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu,
hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai
lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn khỏe mạnh, mọi sự bình
an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.

Đèn trời sáng lạng.
Chiếu thắp cõi trần.
Xin các tinh quân.
Lưu ân lưu phúc.
Lễ tuy mọn bạc.
Lòng thành có dư.
Mệnh vị an cư.
Thân cung khang thái.

Nam mô A Di
Đà Phật! (3 lần)