Đạo Thờ Ông Bà Tổ Tiên Trong Tín Ngưỡng Dân Gian

Ý nghĩa của việc thờ ông bà tổ tiên

Thờ ông bà là một bổn phận, một nhiệm vụ trọng đại đặc thù của người Việt. Trong quảng đại quần chúng xưa nay, người ta thường nói “đạo thờ ông bà” là một tín ngưỡng sâu sắc, nhưng không là một tôn giáo.

Thờ ông bà
là một trách nhiệm có tính cách luân lý, sư phát lộ tình cảm và lòng tin huyết
thống được thể hiện trong môi trường gia tộc. Không có tính cách thần tháng
hóa, nhất là không có tu sở như là chùa hay nhà thờ. Và cũng không cần có người
giảng thuyết làm gạch nối liền giữa đạo và đời.

Do-tho-cung-bang-gom-su04

Thờ ông bà
xuất phát từ tâm thành của người sống, thế hệ sau đối với người đã khuất, thế hệ
trước. Thờ thì phải có lễ và cúng bái, đây là hành động biểu tỏ lòng tôn kính
và nhớ thương.

Dân tộc Việt
chủ trương thờ ông bà là vì đã từ lâu hiểu rằng “cây có cội, nước có nguồn”, ai ai cũng tưởng nhớ tới nguồn gốc
sinh thành ra mình.

Cái tinh thần
“uống nước nhớ nguồn” đả triển khai sớm
trong những bài học đầu tiên về “Học làm
người”
, mở đầu cho những bài học giáo khoa về luân lý và công dân giáo dục,
được các học trò nhỏ đọc ra rả nơi lớp vở lòng

“Cây có gốc mới nở nhành xanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta nguồn gốc từ đâu?
Có cha mẹ rồi sao có mình.”

Quan niệm về việc thờ phụng tổ tiên

Tổ tiên
sinh ra ông bà mình, ông bà sinh ra cha mẹ mình, cha mẹ sinh ra mình. Người con
hiếu thảo phải biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ. Và đã hiếu với cha mẹ phải
hiếu với ông bà tổ tiên tức là nguồn gốc của mình.

Lúc ông bà,
cha mẹ còn sống, con cháu phải phụng dưỡng, phải tuần theo những lời dạy bảo của
các người. Phải lựa ý chiều chuộng ăn ở sao để cho các người được hài lòng.

Tục đưa, rước ông bà ngày tết ở Miền Nam

Khi các ông
bà cha mẹ trăm tuổi, ngoài việc lo ma chay chôn cất, con cháu phải thờ cúng
cũng như thờ cúng các tổ tiên về trước.

Thờ cúng tổ
tiên nghĩa là lập bàn thờ tại nhà và cúng bái trong những ngày sóc vọng giỗ Tết.
Thực ra thờ phụng tổ tiên không phải là một tôn giáo, do đó không thể gọi là ”Đạo ông bà” được. Là một đạo pahỉ có
giáo chủ và giáo điều và việc hành đạo phải qua trung gian tu sĩ.

Tìm hiểu thêm về “Lễ Tục Thờ Phụng Tổ Tiên Trong Gia Đình Người Việt”

Thờ phụng tổ
tiên do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà cụ kỵ đã
khuất.

Cây có gốc mới nở nhành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu. Thì con người ta phải có tổ tiên mới có thể có mình được. Bỏ tổ tiên không thờ phụng tức là quên nguồn gốc. Huống chi ông bà là những người đã sinh đưỡng ra cha mẹ và cha mẹ là những người đã sinh dưỡng ra ta.

Thiết lập bàn thờ tổ tiên tại các gia đình

Qua việc thờ
phụng tổ tiên của người Việt, người đã khuất và người còn sống luôn luôn như có
một sự liên lạc mật thiết. Sự thờ cúng chính là môi trường gặp gỡ của thế giới
hữu hình và thế giới tâm linh thiêng liêng.

Tin như vậy, việc cúng lễ là cần thiết và việc thờ phụng tổ tiên không thể không có được.

Cổ tục cũng
lại còn tin rằng vong hồn các người đã khuất thường luôn ngự trên bàn thờ để gần
gũi con cháu, theo dõi con cháu trong công việc hàng ngày và giúp đỡ con cháu
trong những trường hợp cần thiết.

Sự tin tưởng
vong hồn ông bà cha mẹ ngự trên bàn thờ có ảnh hưởng nhiều đến hành động của
người sống. Nhiều người vì sợ vong hồn cha mẹ buồn đã tránh những hành vi xấu
xa. Và đôi khi định làm một công việc gì cũng suy tính kỹ lưỡng, xem công việc
đó lúc sinh thời cha mẹ có chấp nhận hay không. Người ta sợ mang tội bất hiếu nếu
làm cho vong hồn ông bà cha mẹ phải tủi hổ qua hành động của mình.

Đã nói tín ngưỡng thì tự nhiên có vấn đề tin hay không tin. Đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên là sự hiển nhiên, không thể có nghi vấn tin hay không tin.

Tín ngưỡng thờ phụng ông bà tổ tiên

Hiển nhiên, cho nên người ta vẫn tin tưởng trong việc thờ cúng. Và luôn luôn tâm niệm rằng “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”. Nghĩa là thờ lúc đã chết như thờ lúc còn sống, thờ lúc đã khuất cũng như thờ lúc hãy còn. Trên nhiều bàn thờ tổ tiên ta thường thấy bức hoành hai chữ “Như tại” (như có ở đây) là để nói lên cái nghĩa ấy.

Cổ lễ quan niệm rằng việc sinh tử là điều quan hệ nhất trong đời người ta. Sinh là khởi thủy, tử là cung cuộc của đời người, vì vậy thủy chung đều phải trọn vẹn.

Đọc thêm bài viết “Phong Tục Thờ Cúng Tổ Tiên Trong Gia Đình Người Việt”

Người quân tử phải thủy chung như một. Nếu chỉ biết trung hậu với người cong sống mà bạc bẽo với người đã chết thì đều không phải đạo. Chính vì thế mà cổ lễ dành rất nhiều nghi thức trang trọng cho việc tế tự.

Đức Khổng tử đã nói rằng: “Tế như tại, tế thần như tại” (ý nói tuy không thấy thần linh hiện ra nhưng khi tế cúng coi như thần linh tại đó, phải để tâm hồn tôn kính).

Sinh hoạt
xã hội Việt Nam trong hàng ngàn năm qua cũng rất chú trọng đến việc tế tự. Tại
triều đình thì có tế Giao Miếu, tế Xã Tắc, các tỉnh có tế Thánh, mỗi làng có tế
Thần, tư gia có cúng tổ tiên. Riêng việc cúng tổ tiên đã thành ra một tục lệ có
tính cách dân tộc văn hóa và đi khỏi phạm vi tôn giáo.