Ý Nghĩa Về Phong Thủy Mộ Phần Của Người Việt

Người xưa cho rằng, chỗ đất mai táng có ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh các thế hệ sau của người đã mất. Do vậy vị trí chôn cất đối với con người là quan trọng. Ngay từ khi còn sống, con người đã bắt đầu tìm kiếm cho mình một miếng đất tốt để về sau yên nghỉ. Trong quá trình chọn mộ, yếu tố phong thủy mộ phần được đề cao. Chủ yếu là thế bên sông, dựa vào núi, tàng phong, tụ khí.

Nhìn một
cách hình tượng, huyệt mộ cũng giống huyệt mộ giống như hình tượng thân thể
người phụ nữ. Núi ở phía sau chính là phần thân, Thanh Long và Bạch Hổ ở hai
bên trái phải tựa như hai chân. Vị trí của huyệt mộ chính là chữ âm của người
phụ nữ. Với cách hình dung như vậy tượng trưng cho hồn phách của con người khi
mất sẽ quay về với thân thể của người mẹ để sớm được tái sinh.

Hình thể mộ phần theo phong thủy

Mộ được đắp
nổi cao trên mặt đất. Nhà giàu xây mộ bằng gạch đá nổi trên bề mặt. Nhìn chung,
mộ xây không theo một thể thức nhất định nào. Khi thì xây tròn bao xung quanh,
đổ đất giữa cỏ mọc để dễ thông suốt âm dương, khi thì xây vuông. Mộ xây vuông
góc thì thường cầu kỳ hơn, trụ đằng trước bia đằng sau, có đắp bệ nhỏ để bát
hương, trên có mái cong…

Các nhà giàu
có, quan tước hay xây mộ ngay lúc còn sống, gọi là sinh phần. Để kịp
trông thấy tận mắt nơi an nghỉ cuối cùng của mình. Và thường đích thân điều
khiển công việc xây cất.

Sinh phần
choán nhiều đất, thường xây tường hoa bao chung quanh. Xây đắp voi ngựa chầu
hai bên, lực sĩ cầm gươm đứng hầu. Có bệ thờ, có đình dựng bia chép tiểu sử sự
nghiệp của người nằm đó.

Hình thể các
ngôi mộ thay đổi theo địa phương. Vùng Bắc bộ cho tới Thanh Hóa, mộ đắp hay mộ
xây thường làm dài theo hình khối chữ nhật dốc ở bốn góc và đỉnh mộ cao.

Ở Trung bộ
(từ Nghệ An tới Khánh Hòa), mộ hay đắp theo hình chóp, tròn và đỉnh mộ cao hơn.
Miền này đất cát nhiều, làm thế để vun cho tiện. Từ Ninh Thuận trở vào, mộ lại
theo hình dài như ở ngoài Bắc.

Chọn đất làm huyệt mộ hợp phong thủy mộ
phần

Ngày xưa người ta rất cẩn trọng trong vấn đề chọn đất. Vì theo phong thủy mộ phần cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát đạt, hưng thịnh của con cháu dòng họ về sau. Chính vì sự tin tưởng này mà trước khi an táng ông bà cha mẹ, tang gia bao giờ cũng chọn ngôi huyệt rất cẩn thận. Và cũng chính vì vậy, những người khá giả thường xây sinh phần để khi nhắm mắt, con cháu đã sẵn có nơi chôn cất khỏi phải tìm kiếm.

Theo sách
địa lý cổ, ngôi huyệt đúng đất gọi là “huyệt trường”, phải có “tiền án”, “hậu
án”, “tả long”, “hữu hổ”. Tức là có những mô đất cao thấp tượng trưng cho án
huyệt, ao nước, tay long, tay hổ.

cách xây huyệt mộ

Ngoài ra,
trước huyệt phải có “minh đường thủy tụ”, phía sau phải có “long mạch thu
thúc”; phía ngoài phải có “bang sa triều củng”, cốt phải có “tụ khí tàng long”.

Những thầy địa lý xưa phân biệt ngôi huyệt tốt xấu theo các mô đất. Ở đây “thượng nhất thốn vi sơn, hạ nhất thốn vi thủy”; nghĩa là đất cao hơn một tấc là núi, thấp hơn một tấc là nước.

Tìm hiểu thêm về “Tục Lệ Xưa Và Những Nghi Lễ Truyền Thống”

Kiêng kị trong việc đặt mộ

Huyệt dùng
cho việc “hung táng”, nghĩa là chôn người mới chết. Tuy có lựa chọn nhưng cũng
không kỹ lưỡng bằng khi chọn huyệt “cát táng”, khi cải táng. Ngôi huyệt lúc cải
táng mới là ngôi huyệt vĩnh viễn.

Người ta kị
an táng vào thế đất có dòng nước xoáy vào mộ, đường đi đâm thẳng vào trước mặt
mộ. Nếu mộ bị nước xoáy vào thì lâu ngày dễ bị mất mộ.

Nếu mộ bị
đường đi đâm thẳng vào là thế đất không tốt. Cả hai trường hợp này mộ dễ bị
động, con cháu sẽ gặp nhiều rủi ro trong làm ăn và trong cuộc sống.

Người ta kị
đặt mộ ở rìa đường, ở thế đất gọi là đuôi rắn, tai voi, tai trâu, vó ngựa. Vì
theo quan niệm dân gian, nếu không tránh thì con cháu sẽ bị người khác đè đầu
cưỡi cổ và suốt đời nghèo khổ.

Người ta kị
đặt mộ ở vị trí mà phía trước mặt đã có mộ của nhà khác án ngữ; nếu không thì
bao nhiêu bổng lộc người ta hưởng cả, còn tai họa thì mình hứng chịu.

Người ta còn
kiêng kị hướng mộ xung với mệnh của người nằm dưới mộ. Nếu không thì trong nhà
không yên, con cháu không khá được.

Những ngôi
mộ mà bị rễ cây ăn xuống xuyên vào trong tiểu, hoặc tiểu trơ ra khỏi mô đất,
mất nắp tiểu, để hở hài cốt ra ngoài… trên là do con cháu không coi sóc cẩn
thận. Người ta cho rằng, nếu như thế là gia phong nhà đó đã hỏng, trong nhà lục
đục.

Thiên táng

Ngày xưa,
khi một người đi làm ăn xa nhà, dọc đường chẳng may bị cảm mà chết đột ngột. Có
người cùng đi hoặc người qua đường nhận ra, chưa kịp chôn cất, chỉ đánh dấu chỗ
người chết nằm xuống. Rồi đến nhà báo cho tang quyến.

Khi người nhà đến nơi thì mối đã đùn tổ vùi hết tử thi. Theo phong thủy mộ phần cho rằng, đó là huyệt đất tốt, trời đã dành cho và chọn giùm, nên gọi là thiên táng. Tương lai gia đình đó sẽ phát đạt.

Vì thế mà
than nhân cứ để nguyên và đắp cho nấm mồ cao thêm, không cải táng. Những ngôi
mộ thiên táng như vậy, thường ở ven đường cái, dân gian gọi là thảo mộ.

Trải qua bao
thời gian, mộ vẫn được đắp cao, không ngớt hương khói. Do dân chúng địa phương
và khách buôn bán đi qua về lại chăm sóc, thờ cúng. Vì họ tin rằng, những âm
hồn đó rất thiêng, sẽ phù hộ độ trì cho họ khỏe mạnh và làm ăn phát đạt.

Chiêu hồn nạp táng

Chiêu hồn
nạp táng là những ngôi mộ mà ở đó không có tử thi, hài cốt. Như mộ người chết
trận, chết đuối hay do thú dữ vồ… không tìm thấy được tử thi. Thân nhân làm
hình nhân, rồi tiến hành lễ an tang và các lễ khác như tang lễ thông thường.

Chất liệu mà
người xưa thường dung để làm hình nhân là cây núc nác (còn gọi là sò đo thuyền,
mộc hồ điệp, nam hoàng bá, bạch ngọc nhi); hoặc bùn lấy ở giữa lòng sông, đất
đào ở giữa ngã tư đường.

Hình nhân
được đẽo gọt hay nhào nặn thô sơ, có đầu, mình, tay, chân là được. Chiều cao
của hình nhân khoảng 30 – 40 cm. Thi hài tượng trưng đó cũng được khâm liệm,
đặt vào áo quan làm bằng gỗ (kích thước nhỏ) hoặc tiểu sành.

Người ta phủ
lên hình nhân linh vị viết trên giấy kim tuyến, nội dung giống như linh vị đặt
ở bàn thờ. Trước khi làm lễ an táng, có mời thầy cúng làm bùa ấn phù phép để
vong hồn nhập vào hình nhân.

Đọc thêm bài viết “Lễ Tục Chăm Nom Mộ Tổ Tiên Trong Gia Đình Người Việt”

Đất dưỡng thi trong phong thủy mộ phần

Có những
ngôi mộ đã trải qua hàng trăm năm mà da thịt người chết vẫn còn nguyên vẹn.
Không phải do kỹ thuật ướp xác, mà do được mai táng vào đất dưỡng thi.

Chưa ai rõ
đất dưỡng thi là loại đất gì, gồm những thành phần hóa học nào, nhiệt độ và độ ẩm
ra sao. Chỉ biết rằng, đó là một môi trường mà trong đó cả vi khuẩn hiếu khí và
yếm khí đều bị hủy diệt.

Rất có thể, xưa kia đã có nhà địa lý nào đó tinh thông thuật phong thủy mộ phần đã tìm ra loại đất có những đặc điểm kỳ lạ đó; nhưng nay đã thất truyền. Hoặc có thể người xưa ngẫu nhiên, tình cờ gặp mà không biết.

Bảo vệ phần mộ

“Sống vì mồ
vì mả, không ai sống vì cả nồi cơm”
. Với bất kỳ người Việt nào, ngôi mộ người thân là
điều thiêng liêng hơn cả. Bảo vệ phần mộ là bổn phận của người đang sống. Hàng
năm có hẳn một tiết – tiết Thanh Minh để con cháu quan tâm, tu sửa phần mộ.

Tiết Thanh
Minh đã trở thành sinh hoạt văn hóa dân gian của người Việt đầy tính nhân văn
khi nhớ về cội nguồn. Tục bảo vệ mộ phần, xưa còn được các triều đại phong kiến
bảo vệ bằng luật pháp.

Việc bảo vệ,
chăm sóc phần mộ phản ánh sự quan tâm đặc biệt của nhân dân ta đến huyết thống
dòng tộc. Từ đó, người ta đưa ra những phương thức nhận biết hài cốt của dòng
họ trực hệ đối với những nấm mồ bị thất lạc lâu năm.

Theo lưu
truyền dân gian, khi tìm được một ngôi mộ đã thất lạc từ lâu, phải khấn tạ, rồi
khai lên; lấy một đốt xương ngón tay (hay ngón chân) của người đã khuất, rửa
sạch bằng rượu, thả vào chậu nước trong.

Sau đó con
cháu lại thắp hương khấn xin, rồi lấy một giọt máu của đứa cháu dòng đích nhỏ
vào chậu nước đó. Nếu giọt máu không loang ra, mà như một khối nhũ tương;
chuyển động đến xương chi và quyện vào đó, thì đây là dấu hiệu hài cốt của dòng
tộc.

Không đắp mộ trong vòng tang

Theo tục
xưa, sau ba ngày an táng là làm lễ mở cửa mã. Trong buổi đó, sửa sang mộ cho
cao ráo; đắp cỏ xung quanh làm rãnh thoát nước; chặt bỏ cây bụi ở gần để đề
phòng rễ mọc xuyên vào mộ, chọc thủng áo quan. Kể từ ngày đó, con cháu đến thăm
viếng, chỉ dùng tay lấy đất đắp vào những chỗ bị sụt lở. Không được trèo lên
mộ, không được động cuốc xẻng vào.

Người xưa
cho rằng, trong ba năm đó, áo quan và thi thể đang trong tình trạng tan rữa,
nếu không biết cách đề phòng thì mồ mả dễ bị sập. Mà sập mả, động mả, cho dù là
do thiên nhiên gây ra, sẽ gây cho tang gia nhiều điều lo lắng, phiền toái.

Xem thêm “Lễ Tục Tảo Mộ Tổ Tiên Trong Ngày Tết Thanh Minh”

Động mồ động mả

Khi gia đình gặp nhiều chuyện không may hoặc có người thân đau ốm liên miên, người xưa thường đi xem bói. Nếu thầy bói phán là động mồ, động mả thì phải đi thăm mộ bố mẹ, ông bà, cụ kị, xem có gì khác thường không (chẳng hạn cây mọc đâm rễ vào mồ mả). Nếu có, phải sửa ngay và làm lễ tạ. Có khi thầy bói còn vẽ vời ra phải dời mồ mả đi nới khác mới yên.

Phong tục cải táng

Ý nghĩa của phong tục cải táng

Chôn lúc mới
chết gọi là hung táng, còn ba năm sau đem hài cốt táng ở nơi khác gọi là cải
táng hay bốc mộ, cải táng, cải cát. Người Việt vốn coi trọng đạo hiếu, luôn tin
từ tổ tiên, ông bà, cha mẹ đến mình có mối tương quan. Hài cốt tiền nhân yên
lành, ấm cúng thì con cháu mới mạnh khỏe, làm ăn phát đạt.

Do đó, người
ta tin rằng, người có đại tang là gặp “vận áo xám”, thường gặp nhiều rủi ro,
làm việc gì cũng không thuận lợi. Bởi lúc ấy thi thể người khuất đang bị rữa
nát, hủy hoại, tất có cảm ứng liên hệ đến con cháu cùng huyết mạch.

Điều này gải
thích tại sao người xưa muốn tìm nơi đất tốt để mả ông bà tổ tiên nằm ở nơi quý
địa. Có thể kết phát để con cháu mạnh khỏe làm ăn phát đạt.

Muốn cải táng, phải chọn ngày thích hợp, không xung khắc với tuổi người chết. Trước hôm cải táng, phải làm lễ cáo vong và cáo gia tiên. Ngày cải táng làm lễ khấn Thổ thần nơi mả xin đào lên, và cúng Thổ thần nơi sắp đem chôn.

Các thủ tục trong việc cải táng

Sau khi đào
đất, cạy nắp quan tài, người ta thu lượm từng cái xương không bỏ sót. Đề phòng
những mẩu xương đốt ngón tay ngón chân khỏi lọt mất, lúc liệm thì chân tay
người chết thường được bao bằng những túi nái sợi tơ bền không chóng rách, lúc
bốc mộ chỉ việc nhấc những túi ấy lên, nhặt xương dễ dàng.

Xương được
rửa sạch, xếp gọn vào một cái tiểu sành, rảy nước ngũ hương, phủ giấy trang
kim, đậy nắp tiểu, đem táng nơi khác, xa gần tùy đất đã chọn, không bào giờ
táng luôn nơi cũ.

Trong khi
nhặt, rửa, xếp xương, phải kiêng không cho ánh mặt trời soi vào. Nhà giàu sang
gói bọc xương bằng gấm vóc như liệm lúc chết. Và ngoài tiểu lại có quách bằng
gỗ quý sơn son thếp trang trọng. Việc thu nhặt, xếp xương vào tiểu gọi là sang
tiểu.

Ngày cải
táng, con cháu đội khan tang, mặc áo trắng, nhiều nhà khóc thảm thiết. Cát táng
xong, con cháu anh em thân thích về làm lễ cúng vong và gia tiên.

Nhiều khi
gia đình thầy dạy học nhà nghèo thì học trò cùng nhau tự lãnh việc cải táng,
xây mộ phần và tế yên mồ rất trọng thể.

Sau khi cải
táng mới được rước bát hương và thần chủ sang thờ chung gian giữa với tổ tiên.
Nếu không muốn để thờ riêng như trước ở gian bên.

Mộ phần hợp phong thủy sau khi cải táng

Khi hung
táng, mộ phần đắp hình chữ nhật theo chiều đặt quan tài, khi cải táng, mộ phần
đắp hình tròn nhỏ gọn hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều gia đình chỉ chôn (hung
táng) một lần chứ không cải táng, tùy theo phong tục từng địa phương.

Nhiều nhà còn chọn áo quan tốt, xây huyệt kiên cố gọi là “vạn niên phần”. Nhưng cũng có trường hợp người ta lại phải cải táng vì trong nhà có người đau bệnh nguy nan, xảy ra tai ương hoạn nạn, xem bói thấy động mồ mả, hoặc vì tin theo thầy địa lý muốn cải táng nơi đất tốt cầu mong con cháu được bình yên, thuận lợi.

Xem thêm bài viết “Lễ Tục Thờ Phụng Tổ Tiên Trong Gia Đình Người Việt”

Kiêng kị trong việc cải táng

Khi cải táng
người ta kị ánh nắng rọi vào hài cốt nên phải tiến hành vào ban đêm hay sang
sớm, vì Mặt Trời là dương, còn người chết thuộc thế giới âm.

Kị cải táng
khi ngôi mộ đã kết phát (mả kết). Ngôi mộ được cho là kết phát là đất mộ phần
ngày một nảy ra, mặc dù không có ai đắp thêm; cỏ trên mộ ngày một xanh tốt, hơn
hẳn cỏ ở xung quanh.

Khi đào đất
ở mộ, có con rắn vàng bò ra. Khi mở ván thiên ra, thấy có dây tơ hồng quấn
quanh thi hài; hơi đất chỗ đó ấm áp. Trong huyệt khô ráo, hoặc có những giọt
nước đọng lại như sữa. Người xưa cho rằng, nếu ngôi mộ đã kết phát mà đào lên,
để lộ thi hài ra, thì con cháu gia đình đó sẽ bị khốn khó, lụi bại.