Những Kiêng Kị Khi Xây Nhà Mới Cần Lưu Ý

Ngày xưa khi xây nhà, chủ yếu là để làm nơi trú ngụ, che mưa che nắng, phòng tránh thú dữ. Nên làm nhà thường chọn những nơi có địa hình núi non che chở, bao bọc, hay ở vị trí gần sông hồ. Trong xã hội hiện đại, do điều kiện eo hẹp về đất đai; nên con người khó có thể lựa chọn cho mình những khu đất đẹp và hướng nhà phù hợp với vận mệnh của mình, tránh những kiêng kị trong xây nhà.

Tuy nhiên,
với những kiến thức phong thủy, kiến trúc; con người có thể áp dụng các cách
bài trí nội thất trong nhà để tăng vượng khí, hóa giải điềm xấu. Hoặc sử dụng
những vật cát tường để mang lại tài lộc cho gia chủ.

Khi xây dựng nhà ở gia chủ rất coi trong vị trí làm tăng vượng khí cát tường

Ý nghĩa của việc xây nhà theo phong thủy

Với người
Việt, xây nhà là một trong những việc trọng đại nhất của đời người; liên quan
tới sinh mệnh của những người sẽ sống trong ngôi nhà đó; nên người ta sẽ có
nhiều kiêng kị khi xây nhà.

Bởi vậy, dân
gian rất chú trọng tới các nghi thức, các bước làm lễ cúng. Trong quá 
trình xây nhà, người xưa rất kiêng kị nhiều điều. Ngoài việc chọn hướng nhà sao
cho hợp tuổi gia chủ, người ta còn chú ý tới lễ động thổ, lên tầng, cất nóc.

Chọn đất làm
nhà cũng như chọn hướng nhà là quan trọng trong việc xây cất. Tuy nhiên, trước
khi làm nhà, người ta phải xem tuổi để biết tuổi có lợi với việc xây cất và
tuổi có hợp với hướng định xây hay không. Nếu không hợp thì phải đợi năm khác.
Đất phải chọn nơi cao ráo, có thể tận dụng được cái khí của trời đất.

Cùng với nơi
đất tốt, hướng nhà phải hợp với lẽ thuận nghịch của âm dương. Hướng Nam thường
được người ta cho là tốt nhất; nhưng nhiều khi còn tùy thuộc vào địa thế căn
nhà và tuổi của chủ nhà.

Khi chọn
hướng nhà phải tránh góc ao; đao đình hoặc một con đường đâm thẳng nhà để tránh
những ảnh hưởng không tốt về phong thủy.

Đọc thêm bài viết: 6 Điều Quan Trọng Cần Lưu Ý Khi Chuẩn Bị Xây Nhà

Những kiêng kị trong quá trình làm nhà
cần lưu ý

Trong
quá  trình xây nhà, người xưa rất kiêng kị khi xây nhà những trường hợp
sau:

Những kiêng kị trong đặt vị trí cửahay gian thờ

Kị góc ao,
đao đình, đường đi, nóc nhà của người khác đâm thẳng vào gian giữa. Bởi vì gian
giữa ngôi nhà chính là nơi thiết lập bàn thờ gia tiên; nơi diễn ra những nghi
lễ cúng khấn rất thành kính và sự cầu mong chân thành của con cháu. Một vị trí
trang trọng như thế thì không nên để có bất cứ điều gì khiến người ta liên
tưởng đến sự không an toàn và điều không tốt lành.

Kị đường đi
vì lúc nào cũng có bước chân người qua lại, khi vui vẻ thư thái, khi đánh chửi
nhau… Những sự việc, hiện tượng đó không nên để các cụ trên bàn thờ nhìn thấy.

Kị nóc nhà
của nhà phía trước đâm thằng vào gian giữa; vì người ta liên tưởng đến chuyện
các cụ đang ngự trên bàn thờ mà bị người nào đó cầm hung khí đâm thẳng vào mặt.

Kị lối đi
xốc nách, tức là lối đi sát ngay đầu hồi nhà hay sát giọt gianh trước nhà.
Người xưa cho rằng, nhà nào có lối đi như thế thì làm ăn không gặp may hoặc có
kẻ gây chuyện khó dễ; cha con xung khắc, vợ chống bất hòa.

Kị cửa chính
của hai nhà đối diện nhau. Trường hợp cửa nhà trên (nhà chính) và nhà dưới hoặc
nhà bếp nhìn thẳng vào nhau, người ta gọi là đấu khẩu. Cửa nhà như thế thì
trong gia đình hay xảy ra cãi nhau.

Những điều cần tránh trong việc làm nóc
nhà

Kị nối nóc,
kị đốt của nóc nhà bằng tre rơi vào chữ “Tử”, chữ “Bệnh”.
Có hai trường hợp nối nóc. Một là hai ngôi nhà cùng hướng, cao như nhau, mái
dốc như nhau; nên hai nóc nhà liền nhau sẽ tạo thành một đường thẳng. Hai là,
nóc nhà được nối bởi hai cây tre. Bởi vì ngày xưa, ngôi nhà tranh thường chỉ có
ba gian hai chái; nên nóc nhà là một cây tre.

Việc chọn
tre làm nóc cũng phải chọn cây tre thẳng, to đều; các đốt có số đo không chênh
lệch và đặc biệt đốt cuối của nóc nhà phải rơi vào chữ “Sinh”;
theo cách đếm: sinh, lão, bệnh, tử (bắt đầu đo từ gốc trở lên)

Trong khi
sửa chữa hoặc làm lại nhà, người xưa rất kị cắt rời nóc nhà và các chi tiết nằm
theo chiều dọc ngôi nhà (như đòn tay, tàu nhà) khi còn nguyên hình thù ngôi
nhà. Muốn làm lại, người ta phải dỡ các chi tiết đó, hạ xuống đất rồi mới tiến
hành sửa. Vì người xưa cho rằng nếu làm như thế thì chủ nhà sẽ chết nửa đời; vợ
chồng sẽ không ăn đời ở kiếp với nhau; con cái sẽ chết yểu.

Đọc thêm bài viết: “Cửu Cung” Trong Phong Thủy Để Xây Nhà

Những điều cần tránh trong kiến trúc và
xây nhà

Ngày xưa khi
làm nhà, dù nhà to hay nhà nhỏ, người ta rất kị có số gian chẵn (hai, bốn, sáu)
mà phải là số lẻ (một, ba, năm). Vì theo tín ngưỡng dân gian, số lẻ là số sinh,
biểu tượng cho hào dương.

Cũng như tập
quán kiêng kị số chẵn của số gian nhà; người ta cũng kiêng số chẵn của những
chữ viết trên câu đầu gian giữa và thượng lương nhà mà phải là số lẻ.

Sau lễ Phạt
mộc, công việc đầu tiên của ông thợ cả là làm một cây sào mực từ cây tre cái
thẳng và già; trên đó vạch các ký hiệu, ghi số đo của toàn bộ các chi tiêt của
ngôi nhà (cột, kèo, câu đầu, xà…); để sử dụng trong suốt quá trình làm nhà.

Khi nhà làm
xong thì nó được gác lên hai câu đầu giữa nhà. Người ta rất kiêng đánh mất cây
sào mực; vì  như vậy sau này gia chủ có sửa chữa, bán nhà hay chuyển đi
nơi khác thì sẽ gặp trở ngại.

Kiêng kị trong việc thi công đặt nóc và
đòn tay

Khi đặt nóc
và đòn tay nhà, người xưa rất kị để mắt tre nhìn xuống đất và nhìn lên trời; mà
các mắt tre bao giờ cũng nhìn sang hai bên. Vì tin rằng nếu không kiêng kị thì
mọi người trong nhà dễ mắc bệnh đau mắt; thần kinh, làm ăn hay gặp rủi ro, lục
đục.

Kiêng đặt
đòn tay theo kiểu trở đầu đuôi mà phải cùng chiều, theo nguyê tắc “gốc Đông,
ngọn Tây”.

Trong suốt
quá trình thi công, người ta rất kị để xảy ra bất hòa giửa chủ nhà và thợ. Bởi
vì nếu xảy ra tình trạng không vui này; ông thợ đáo để mà yểm bùa thì chủ nhà
sẽ gặp nhiều tai họa.

Đọc thêm bài viết: Văn Khấn Cáo Yết Gia Tiên Khi Nhập Trạch

Khi chuyển
đồ đạc vào trong nhà, người xưa kiêng chuyển không đúng trật tự trước sau. Trật
tự đúng là: bếp lửa (đầu rau), bàn thờ, rồi mơi đến giường, tủ, bàn, ghế…