Nghi Lễ Tập Tục Cưới Hỏi Theo Truyền Thống Xưa

Việc cưới xin xưa thường được tiến hành với rất nhiều nghi lễ. Vì quan niệm cưới hỏi là một trong ba việc lớn của đời người nên tập tục cưới hỏi cũng được tổ chức khá rình rang, tốn kém. Phải tuân thủ theo nhiều lễ giáo phong kiến rất khắc khe. Ngày nay, nhiều đám cưới tổ chức theo nếp sống mới, giúp cho đôi vợ chồng trẻ và hai họ không phải vất vả, không tốn kém tiền bạc mà còn đem lại niềm vui, hạnh phúc thật sự cho vợ chồng mới.

Kén dâu, kén rể

Xưa kia, nam nữ không có quyền tự quyết định hôn nhân của mình. Đặc biệt là con cái những gia đình danh gia vọng tộc. Họ luôn phải chịu sự sắp đặt theo cha mẹ “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Theo quan niệm về hôn nhân của người Việt xưa thì đó là việc “hai họ” dựng vợ gả chồng cho con cái.

Việc hôn nhân tuy là của hai người nhưng lại kéo theo việc xác lập quan hệ giữa hai gia tộc. Vì vậy, đó không phải là việc lựa chọn một cá nhân cụ thể mà là lựa chọn một dòng họ, một gia đình xem có “môn đăng hộ đối” hay không.

Theo quan niệm đó thì hai nhà phải có sự tương đương nhau về vị trí xã hội, về đời sống, về kinh tế. Người ta không quan tâm đến tình cảm của đôi trai gái, chỉ miễn sao hai họ ngồi cùng nhau cho xứng chỗ là được. Nhiều cặp vợ chồng đấn ngày cưới mới gặp mặt nhau. Sau đó, nếu hai vợ chồng chung sống không hòa hợp thì đành phải chịu đựng.

Tiêu chuẩn kén dâu ngày xưa

Để kén con
câu, các cụ thường dựa vào tiêu chuẩn “tam
tòng, tứ đức”
. Trong đó, “tam tòng” qui
định bà điều mà phụ nữ phải theo. Ở nhà thì phải theo cha, lấy chồng phải theo
chồng, chồng chết phải theo con. Luật tam tòng đòi hỏi người phụ nữ phải ý thức
được vai trò phụ thuộc của mình, phải biết chịu đựng, tuân theo mọi sự quyết định
của đàn ông. Còn “tứ đức” gồm: Công,
dung, ngôn, hạnh.

Công là khéo léo, đảm đang, biết lo toan các ông việc trong gia đình của người con gái. Họ phải biết chăm lo đến cái ăn cho mọi người trong gia đình. Từ bữa ăn hàng ngày đến mâm cỗ ngày giỗ, ngày Tết. Ngoài ra, họ còn phải biết trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, vá may cho bản thân và gia đình.

Dung là nhan sắc. Thời xưa các cụ quan niệm “cái răng, cái tóc là góc con người”. Hàm rang đều, nhuộm đen như hạt na. Mái tóc dài, vấn đuôi gà. Còn quần áo thường may bằng vải lụa hoặc tơ tằm cùng với những chiếc thắt lưng hoa lý. Con nhà khá giả có ống vôi, bình sáp, khuyên tai và xà tích bằng vàng. Tất cả cộng với chiếc nón quai thao tạo nên một vẻ đẹp hoàn hảo.

Ngôn là lời nói. Người con gái nói năng phải biết giữ lễ, khúc triết, điềm đạm. Phải cứng rắn nhưng thật mểm mại, lễ độ nhưng không nhu nhược.

Hạnh là đức tính tốt đẹp. Người phụ nữ phải hiền dịu biết đường ăn ở. Biết cách cư xử đúng mức, lễ phép với hai bên bố mẹ, anh chị em, hàng xóm láng giềng.

Độ tuổi cho việc kết hôn theo quan điểm xưa

Ngoài những tiêu chuẩn trên còn một tiêu chuẩn không thể thiếu là khỏe mạnh, không bệnh tật. Đối với các cụ thì khỏe mạnh tức là khả năng sinh đẻ nhiều, đem lại cho nhà chồng con đàn cháu đống. Khỏe mạnh còn là để gánh vác công việc nhà chồng để chồng có thể yên tâm lo việc lớn.

Ngày xưa,
tuổi kết hôn chưa được quy định. Những nhà giàu có thường lo cưới vợ cho con
trai rất sớm để có cháu nối dõi tông đường hoặc là để có người làm. Có những cuộc
hôn nhân mà vợ lớn hơn chồng hàng chục tuổi, cô gái mười lăm, mười sáu tuổi phải
về làm vợ thằng bé lên năm, lên sáu. Sauk hi được gả bán xong, các cô chỉ có thể
than vãn:

Mẹ em tham gạo tham gà,
Đem em gả bán cho nhà cao sang.
Chồng em thì thấp một gang,
Vắt mũi chưa sạch ra đường đánh nhau.
Nghĩ mình càng tức càng đau,
Trách cha trách mẹ thm giàu tham sang.

Nguyên nhân
của những chuyện ép gả hầu hết là do tham giàu sang mà cha mẹ đã ép duyên con
cái. Từ cảnh hôn nhân ép uổng ấy, cuộc đời người phụ nữ chỉ toàn thấy những đắng
cay tủi nhục.

Thân em mười sáu tuổi đầu,
Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người.
Nói ra sợ chị em cười,
Ba năm chuyện thảm, chín mười chuyện cay.
Tôi về đã mấy năm nay,
Buồn riêng thì có, vui vầy thì không.
Ngày thì vất vả ngoài đồng,
Tối về thì lại nằm không một mình.
Có đêm thức suốt năm canh,
Rau heo cháo chó loanh quoanh đủ trò.

Sự tủi nhục
đắng cay của người con gái là nỗi niềm duyên không đẹp, phận không ưa. Thế
nhưng, các ông bố bà mẹ nào quan tâm đến nỗi khổ của con cái. Họ chỉ tìm cách để
đặt con vào chỗ sang giàu, lắm tiền nhiều của.

Trách cha trách mẹ rằng nhầm,
Đem con mà đẩy xuống đầm sao đang.
Cha ơi cha khéo vội vàng,
Cha nghĩ rằng vàng cha ép duyên con.

Đây chỉ là tiêu chuẩn kén dâu, còn khi kén rể các cụ trọng nhất là người có tài trí. Có thể chàng trai là con nhà nghèo nhưng có học vấn thì sẽ không thiếu điều kiện để vươn lên. Chính vì vậy, nhiều gia đình đại quý tộc sẵn sang gả con gái cho những chàng trai đó.

Tìm hiểu thêm về “Phong Tục Cưới Hỏi Theo Truyền Thống Của Người Việt”

Tục mai mối trong phong tục cưới xin

Theo tập tục cưới xin ngày xưa, khi mốn tìm vợ cho con trai, gia đình nhà trai nhờ ông mai hay bà mối sang nhà gái để ngỏ ý thăm dò trước.

Ông mai, bà mối
phải là người có tuổi, tính tình vui vẻ, hoạt bát, được láng giềng kính nể. Và
quan trọng hơn là đã có gia đình, sinh con đẻ cái nhiều, có nếp có tẻ, trong
nhà hòa thuận.

Bên nhà trai ghi
tên họ và tuổi của người con trai rồi nhờ bà mối sang trao cho nhà gái. Nếu nhà
gái bằng lòng thì cũng cho biết tuổi, ngày sinh tháng đẻ của con gái mình. Người
mai mối là người có công rất lớn trong việc chắp mối lương duyên cho đôi trai
gái nên vợ nên chồng. Nhiều đôi trai gái nên vợ nên chồng chỉ qua môi giới của
ông mai, bà mối. Mãi đến lễ vu quy họ mới thực sự biết mặt nhau.

Sau khi biết được
tuổi của đôi nam nữ, nếu họ hợp tuổi nhau thì hai họ quyết định tiến hành lễ cưới.
Nếu tuổi xung khắc thì thôi. Người ta tin rằng, tuổi tác quyết định hạnh phúc
gia đình, đường con cái. Có khi là cả tính mệnh của hai vợ chồng. Vì thế, việc
tính tuổi tác trước khi kết hôn là một việc quan trọng không thể bỏ qua.

Dạm ngõ hay xem mặt

Đây là lễ cho người con trai và người con gái được công khai gặp mặt và tìm hiểu nhau. Trong lễ này, người ta chỉ đem một chùm cau và vài lạng chè đến nhà cô gái.

Trong quá trình trò chuyện, nhà gái thường cho cô gái bưng cơi trầu, nước mời khách để tạo cơ hội cho chàng trai và cô gái gặp nhau. Nên lễ này còn được gọi là lễ xem mặt.

Dạm ngõ chỉ là bước
đầu của hôn nhân. Sau khi đã nhận lễ dạm ngõ, nếu có bất kì thay đổi nào thì việc
hôn nhân cũng có thể thay đổi.

Lễ ăn hỏi

Sau lễ dạm ngõ là lễ ăn hỏi. Nhà gái có con gả chồng, theo truyền thống tập tục cưới là phải có miếng trầu báo tin cho họ hàng, làng xóm, nội ngoại biết. Do đó nhà trai phải sắm sửa lễ vật để kính biếu mỗi nhà một lễ. Có thể gồm: cau tươi, bánh mứt, thiếp báo hỉ, trầu, chè, thuốc.

Lễ vật được bày
vào quả sơn son thếp vàng hay mâm đồng đánh bóng. Người nhà chú rể mang lễ vật
tới nhà gái. Gia trưởng nhà gái cho đặt lễ lên bàn thắp đèn hương và cáo tổ
tiên 4 lạy rồi quỳ khấn  bài khấn ngày lễ
ăn hỏi. Khấn xong thêm 4 lạy một vái. Chàng trai và cô gái cùng vào lạy.

Nhà gái lưu lại một phần lễ để nhà trai mang về gọi là lại quả.

Đọc thêm bài viết “Các Thủ Tục Cưới Hỏi Theo Phong Tục Cổ Truyền”

Văn khấn ngày lễ ăn hỏi đơn giản

Ngày … tháng … năm … chúng con là … cùng vợ … nhận con gái (cháu) … đã nhận lời gả cho … làm vợ.
Nay nhà trai đã dẫn lễ ăn hỏi. lại dâng lên bàn thờ, cúi xin tổ tiên, ông bà chứng giám, thấu tấm lòng thành, phù hộ cho đôi vợ chồng sau này duyên may phận đẹp, bách niên giai lão.
Cẩn cáo

Báo hỉ

Sau lễ gia
tiên xong, người ta chia buồng cau, mứt sen, chè thành nhiều phần nhỏ. Mỗi phần
một lá trầu, một quả cau, mười hạt mứt sen, một dúm chè. Tất cả được gói vào một
túi giấy màu hồng rồi đem biếu họ hàng, hàng xóm để bà con biết nhà mình có con
gái sắp đi ở riêng.

Hai gia
đình bắt đầu mời khách. Nhà nghèo thì mời miệng, nhà giàu thì đưa thiếp mời.
thiếp là một tờ giấy đỏ, có ghi chữ hỷ (vui mừng). Có hai loại thiếp: một loại
là chỉ báo tin vui, không mời tới dự cưới, còn một loại là thiếp mời tới dự cưới.
Ngày nay, thiếp báo hỷ rất ít thấy, chỉ có những người ở quá xa nhau mới dùng
loại thiếp này.

Phong tục gửi rể trong dân gian

Sau đám hỏi, vài ngày cô dâu phải qua nhà trai đáp lễ bằng cách mời trầu cau, quà bánh cho bà con hàng xóm để họ biết sắp tới mình sẽ về làm dâu gia đình này. Còn chú rể phải thường xuyên đi lại thăm hỏi gia đình nhà cô gái khi có người ốm đau, giúp công giúp sức khi nhà có việc… giống như nghĩa vụ của một người con trong gia đình.

Vào những ngày giỗ, Tết, cơm mới hoặc ngày mà gia đình nhà gái có việc hệ trọng như ma chay, cưới xin… chàng trai đều phải đến và mang theo lễ vật. Ngày giỗ thì lá trầu, quả cau, chai rượu.

Ngày Tết thì mười cân đường, gói mỗi cân vào một bao màu vàng buộc lạt đỏ, bày lên mâm đồng mang sang nhà gái. Tết Đoan Ngọ tức ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch lễ thường là một cặp ngỗng đặt trên mâm đồng, cổ buộc lụa đỏ. Khi đội đến đầu ngõ nhà cô dâu, nhà trai ý tứ cấu con ngỗng kêu quang quác báo tin khách quí đến.

Vào mùa cơm mới, tức ngày 25 tháng 10, nhà trai thường biếu nhà gái cặp gà, thúng gạo hoặc đôi cá trắm, cá chép thật to.

Thông thường theo tập tục cưới, chàng trai phải qua lại gia đình nhà gái như vậy hai ba năm. Đó là thời gian thử thách trước khi trở thành thành viên chính thức của gia đình. Bố vợ kén rể khỏe để giúp sức cho gia đình.

Cô gái theo dõi tính nết của chàng trai từ dáng người, lời ăn tiếng nói xem có đúng khuôn phép không. Nếu chàng trai có điều gì đó về cô gái thì lặng lẽ bỏ cuộc, không quay lại nữa. Nếu cô gái chê chàng trai thì nhờ bà mối có lời với nhà trai xin “trả của”.

Cũng có khi vì chàng trai quá nghèo, nhà gái nuôi cho ăn học bốn, năm năm. Nếu thi đỗ thì bố vợ được tiếng thơm là nuôi con rể nên người, làm nên danh giá cho gia đình, làm mát mặt cô gái, mang lại vinh dự nhiều bề.

Thông thường thì người đi ở rể không thật thoải mái vì luôn giữ ý tứ, phải luôn cố gắng để vừa lòng cha mẹ vợ và cô gái. Chàng trai phải sẵn sang làm việc không tiếc sức, lại phải khiêm tốn, vui vẻ. Thậm chí phải bỏ qua nhiều chuyện ngang tai trái mắt.

Thời gian gửi
rể qua dài, gây nhiều phiền hà trong các mối quan hệ xã hội. Vì thế, ngày nay
người ta đã cải tiến, sau khi nhà gái nhận lễ thì hai gia đình chọn ngày cưới.

Lễ dẫn cưới

Lễ này có nhiều tên gọi như là thách cưới, lễ nạp tài, xin cưới. Nhà trai phải nộp một số lễ vật gọi là “thách cưới”. Thường theo tập tục cưới xưa thì thách cưới sẽ gồm 4 khoản:

  • Yêu
    cầu sắm sửa nữ trang y phục cho cô dâu
  • Yêu
    cầu một số tiền mặt nhất định để lo liệu lễ nghi.
  • Yêu
    cầu đặt một số bàn tiệc tại nhà trai để đón nhà gái đưa dâu.
  • Ngoài
    ra còn một số lễ vật dâng lên tổ tiên.

Lễ rước dâu

Sau khi nhà
trai đến, chàng rể được mời đến trước bàn thờ lễ 4 lạy một vái và được dẫn ra
chào quan viên hai họ nhà gái. Người ta dẫn cả cô dâu và chú rể bước đến trước
mặt cha mẹ vợ lạy hai lạy và chào cô bác để cho cô gái về nhà chồng. Bố mẹ vợ
thường dặn dò con cái phải ăn ở có đức, có lễ.

Thứ tự đám
rước dâu: đi đầu là một cụ già đạo mạo, có danh vọng, vợ chồng song toàn, đông
con cháu, đủ nam nữ. Cụ mặc áo thụng xanh cầm nắm hương đốt cháy, trịnh trọng
đi trước tiếp đến là các vị thân thích nhà trai và nhà gái. Tiếp đến là chú rể
và phù rể. Sau đó là cô dâu và phù dâu.

Khi đám rước dâu về đến nhà trai, nhà trai sẽ đốt pháo đón mừng (ngày nay người ta không còn đốt pháo nữa). Khi cô dâu sắp vào phòng cưới, người tốt vía đã được chọn trước sẽ bước vào trải chiếu ra giường để cô dâu là người đầu tiên được ngồi lên đó.

Xem thêm “Một Số Tập Tục Cưới Hỏi Theo Truyền Thống”

Lễ nhập phòng

Lễ Gia tiên xong, cô dâu chú rể chào bố mẹ chồng và họ hàng bên nội. Rồi theo ông cầm hương vào buồng riêng (tức buồng cưới). Trong buồng cưới, chiếu gấp để ở đầu giường, ông cầm hương trải chiếu ra giường thật vuông vắn, phẳng phiu, không để xô lệch.

Sau đó, người nhà bưng cỗ đặt lên giường. Ông cầm hương rót rượu ra một cái chén, sẻ vào hai chén, đưa cô dâu và chú rể. Nói lời chúc mừng cô dâu chú rể hạnh phúc rồi lui ra ngoài khép cửa buồng lại một cách ý tứ.

Đây là bữa cơm đầu tiên vợ chồng ngồi chung một mâm. Tập tục cưới không quy định nghi thức ăn uống nên ăn uống thế nào là do vợ chồng tự sắp. Ăn cơm xong có thể rửa bát ngay nhưng cũng có thể để đến hôm sau mà không bị bố mẹ trách mắng.

Làm cơm mời bố mẹ chồng

Nếu là dâu
trưởng thì sau đêm động phòng hoa chúc, nàng dâu phải làm một mâm cơm dành
riêng mời bố mẹ chồng. Điều này thể hiện rằng mình đã bắt đầu công việc cơm nước
trong nhà và phụng dưỡng bố mẹ chồng.

Nàng dâu cần
sắp một mâm cơm tươm tất, tinh khiết mà không cần phải là của ngon vật lạ, điều
quan trọng hơn là “cơm dẻo canh ngọt”

Sau khi đã
chuẩn bị xong, nàng dâu mời bố mẹ ra dùng cơm. Đứng trước mặt bố mẹ lạy hai lạy
rồi hầu rượu, hầu cơm chu đáo. Chỉ khi mẹ chồng hoặc bố chồng miễn lễ mới lạy tạ
rồi đi ra.

Bố mẹ chồng
có thể nhận biết được phần nào công và hạnh
của con dâu mới qua bữa cơm đầu tiên này.

Lễ lại mặt

Sau ngày cưới là ngày làm lễ lại mặt. Đây là một tập tục cưới xin rất hay. Cô dâu và chú rể trở lại gặp mặt bố mẹ vợ. Lễ này tự nhà trải sửa biện có xôi gà, rượu bánh, hoa quả… đặt lên bàn thờ tổ tiên, sau khi đèn nhang, chủ nhân vào lạy bốn lạy, rồi quỳ khấn. Đơn giản thì có thể khấn như sau:

Hôm nay ngày … hôn lễ đã xong, dâu rể về thăm nhà, gọi là lòng thành kính dâng lễ vật lên bàn thờ.
Cúi mong tổ tiên chứng giám.
Cẩn cáo.

Khấn xong tạ lễ bốn lạy một vái, cô dâu chú rể cũng vào lễ bốn lạy và một vái (hay bốn xá). Khi hạ lễ, bố mẹ vợ thường bày cơm rượu mời vợ chồng trẻ cùng họ hàng, thân quyến trong gia đình ăn uống vui vẻ.

Đọc thêm bài viết “Hôn Nhân Và Nghi lễ Cưới Theo Phong Tục Xưa”

Những điều kiêng kị trong tập tục cưới hỏi cổ truyền

Cưới xin ở
nước ta được coi là việc hệ trọng của cả đời người. Vì vậy, đi đôi với thái độ
thận trọng còn có những điều kiêng kị mà ít nhiều người ta vẫn thực hiện theo tập
quán truyền lại.

Các lễ nghi về cưới xin của ta bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng khi vận dụng đã giảm từ 6 lễ (nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghinh) sang còn ba lễ: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới.

Trước đây theo tập tục cưới, cưới xin do cha mẹ định đoạt, nhờ mối lái, còn con cái không được quyền quyết định. Nay con cái được quyền lựa chọn người yêu, song song với các lễ trên còn phải làm thủ tục đăng ký tại cơ quan hành chính.

Cùng với sự thay đổi tận gốc về cưới xin, những điều kiêng kị trong cưới xin cũng không còn giữ nguyên như một số tập quán kể dưới đây.

Diều phổ biến nhất trong cưới xin là người ta phải chọn “ngày lành tháng tốt” để chuyện vợ chồng được hòa thuận. Với lễ cưới đôi khi chọn cả mùa và cả năm nữa. Việc chọn ngày trong mỗi lễ kể trên được tính theo âm lịch (định các ngày trong tháng theo mặt trăng và định các tháng trong năm theo mặt trời) và hệ đếm can chi.

Người ta kiêng tổ chức lễ cưới vào những ngày: Tam chi, thụ tử, sát chủ, vãng vong, nguyệt kỵ, tam nương, không phòng, quả tú… Họ cho rằng nếu cưới vào những ngày này sẽ không có con, vợ chồng không ở với nhau được bền lâu.

Khá phổ biến trong tập tục cưới xin là tục so đôi tuổi. Người ta cho rằng vợ chồng có hạp tuổi nhau thì gia đình mới hòa thuận, hơn nữa hợp tuổi còn ảnh hưởng đến việc sinh con và việc sống chết của nhau. Những tuổi hợp nhau giữa nam và nữ căn cứ theo bảng “Tam hạp”:

  1. Dần, Ngọ, Tuất
  2. Tỵ, Dậu, Sửu
  3. Thân, Tý, Thìn
  4. Hợi, Mẹo, Mùi

Những người
tuổi xung khắc nhau thì kiêng lấy nhau theo bang “Tứ hành xung”

  1. Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu
  2. Dần, Thân, Tỵ, Hợi
  3. Thìn, Tuất, Sửu, Mùi

Đã không ít
trường hợp vì tin theo thầy số mà nhiều đôi lứa tuy hợp nhau về tình cảm, văn
hóa, sức khỏe mà đành không lấy nhau vì “tinh” của hai người xung khắc.

Khi tìm vợ cho con trai, người ta kị chọn con gái mắc tính xấu như lăng loan, ăn cắp vặt… Khi gả chồng cho con gái cũng kỵ con trai cờ bạc, rượu chè, hung bạo… Do thành kiến của xã hội, người ta kiêng không cho con lấy con của kẻ trộm cướp, lừa đảo, tù tội…

Điều kiêng
kị nữa trong cưới xin là người chung huyết thống không được lấy nhau. Trong dân
gian, nếu cùng họ ba đời mà lấy nhau thì họ hàng không chấp nhận. Luật pháp nước
ta ngày nay cũng qui định cùng chung huyết thống ba đời, kể cả bên bố lẫn bên mẹ,
đều không được lấy nhau.

Trước đây, trong cưới xin người ta cần chọn người mối lái, người đại diện họ nhà trai, đại diện họ nhà gái. Việc chọn người thường nhằm vào vợ chồng song toàn, đông con cháu, gia đình sung túc, hòa thuận.

Xem thêm bài viết “Những Kiêng Kị Trong Sinh Hoạt Hàng Ngày”

Kỵ người góa vợ, góa chồng, ít con hoặc sinh con một bề, gia đình lục đục, túng thiếu. Ngay việc trải chiếu lên giường cưới cũng cần chọn người đủ tiêu chuẩn như trên.

Theo tập tục cưới xin xưa, cha mẹ kiêng đưa con gái về nhà chồng. Sở dĩ có tục như vậy là do trong chế độ phong kiến cũ, hôn nhân cưỡng ép, thường là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Nên ngày vu quy đáng lẽ là ngày vui nhất trong đời của người con gái thì họ lại khóc lóc buồn tủi vì sự ép buộc.

Người thì sợ cảnh làm dâu, làm vợ. Từ tấm bé chưa rời mẹ nay mẹ con phải xa nhau. Còn mẹ của cô dâu thì vì thương con nên khóc sụt sùi. Có nhiều trường hợp sau khi tiệc tan thì đã thấy hai mẹ con cô dâu trốn về tự bao giờ.

Vì vậy, rút kinh nghiệm người ta đặt ra tục mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu. Bố của cô gái cũng kiêng không đi đưa vì họ cho rằng khi đó con nhà mình đã được gả bán cho nhà người khác. Nay hôn nhân được tiến hành trên cơ sở tự nguyện nên có nhiều đám cưới đã bỏ tục kiêng này.