Tết Trung Thu Và Cách Chuẩn Bị Mâm Lễ

Tích xưa về Tết Trung Thu

Tích xưa kể về tục lệ Tết Trung Thu rằng: vào năm Khai Nguyên triều đại nhà Đường (Trung Quốc), Đường Minh Hoàng và Pháp sư Lã Công Viễn cùng thưởng nguyệt (ngắm trăng) trong cung Trường An. Hôm ấy trời cao, trăng sáng, bầu trời như tấm gương trong, Đường Cao Minh hứng thú bỗng nảy ra ý muốn du chơi cung trăng trong cung.

La Công Viễn
cầm chiếc gậy đang chống ném vào không trung, bỗng chốc biến thành cầu lớn màu
bạc, ông ta cùng Đường Minh Hoàng thuận đường bước lên cây cầu ấy đi vào cung
trăng, vừa ngẩng đầu lên nhìn, thấy trên cửa cung viết rằng: “Quảng Hàn thanh
hư phủ” (Phủ thanh hư Quảng Hàn), lại nhìn thấy trong cung Quảng Hàn, bậc thềm
làm bằng thủy tinh, sáng như gương, tiên sơn quỳnh các đẹp lộng lẫy.

Hằng Nga thấy người trần gian đến, hết sức vui mừng,
mời hai người vào cung, sai cung nữ bê bánh tiên xốp ngọt mời họ ăn, các cung
nữ thì múa hát cho họ xem.

Về sau Đường
Minh Hoàng về đến trần gian sai người làm theo bánh tiên. Bởi vì loại bánh này
vốn là bánh của trăng nên có hình tròn như mặt trăng và gọi là “bánh trăng”
(tiếng Trung Quốc gọi là “Nguyệt Bính”). Từ đó về sau, hàng năm vào tối trung
thu có tục lệ ăn bánh trung thu và ngắm trăng.

Tết Trung Thu cổ truyền

Cách hiểu của người xưa về Tết Trung Thu

Câu chuyện trên chứa đầy màu sắc ly kỳ, hoang đường,
phản ánh con người đi tìm cuộc sống tốt đẹp và sự tìm tòi trong vũ trụ. Sự
thực, phong tục ăn bánh trung thu bắt nguồn từ sự sùng bái mặt trăng của người
xưa.

Thời đó, sức
sản xuất vô cùng thấp kém, con người không thể lý giải một cách khoa học đối
với những hiện tượng ly kỳ trong tự nhiên.

Khi mỗi hiện tượng tự nhiên là sức mạnh để con người
dựa vào đó để sinh tồn mà không thể kháng cự được, con người liền nảy sinh quan
niệm kính sợ và sùng bái đối với chúng.

Con người
tưởng tượng ra bao nhiêu chuyện thần thoại xung quanh mặt trăng như: Hằng Nga
hướng về mặt trăng; Ngô cương phạt quế, Ngọc Thố giã thuốc… coi mặt trăng là
thần vật và sùng bái mặt trăng.

Đọc thêm bài viết: Tục Thờ Cúng Trong Gia Đình Người Việt

Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Các đế vương
cổ đại của Trung Quốc đã có lệ cúng trăng mùa thu, dân gian cũng có tục lệ cúng
trăng vào mùa thu, cúng mặt trăng chủ yếu là bánh có hình tròn như mặt trăng.

Món bánh này
sau khi cúng tế xong đều được chia cho cả nhà ăn. Sự sùng bái đối với mặt trăng
này về sau được con người liên hệ với cuộc sống hiện thực, nảy sinh ước muốn
tốt đẹp ăn bánh trung thu là dịp đoàn tụ gia đình.

Từ cổ chí kim, mọi người coi tết Nguyên Đán, tết
Nguyên Tiêu và tết Trung Thu là ba cái tết “đoàn viên”. Tết Trung Thu, thời
tiết mát mẻ, trong sáng, trăng tròn nhất, cả nhà đoàn tụ, ăn bánh trung thu,
ngắm trăng.

Đây chính là
sự kết hợp giữa nguyện vọng đoàn tụ gia đình với việc sùng bái mặt trăng thời
cổ đại, vì thế mà hình thành nên phong tục ăn bánh trung thu, ngắm trăng rằm.

Sắm lễ cho tết Trung Thu

Mâm lễ cúng Gia tiên ngày Tết Trung Thu ngoài những
món truyền thống thì bao giờ cũng phải có: bánh nướng, bánh dẻo, cốm, chuối,
bưởi, hồng…. và tất nhiên phải có hương, hoa, đèn, nến.

Nhân dịp Tết
Trung Thu mọi người đều gửi biếu ông, bà, cha, mẹ, người thân, người mà mình
mang ơn bánh Trung Thu, cốm, chuối, hồng… để tỏ lòng biết ơn quí trọng.

Tìm hiểu thêm về “Ý Nghĩa Của Ngày Tết Hạ Nguyên Truyền Thống”

Văn khấn Tổ tiên

Nam mô A Di
Đà Phật! (3 lần)

  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
  • Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ
(chúng) con là: ………………………………………………………………

Ngụ tại:
…………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu, tín
chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên
trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị
Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân, Ngũ Phương,
Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành
thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương
linh Gia tiên nội ngoại họ ……………………., cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện
về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ
tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho
chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám
tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ
bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di
Đà Phật! (3 lần)