Lễ Mừng Thọ Và Mừng Lên Lão Cho Người Cao Tuổi
Lễ mừng lên lão
Ngày xưa, đến 50 tuổi đã được coi là lên lão. Ngày nay, tuổi lên lão thường là từ 70. Tuy không phải là một tục lệ bắt buộc, song khi cha mẹ già đã đến tuổi 70, 80, con cái sẽ làm lễ khao lão hay còn gọi là lễ mừng thọ bố mẹ.
Trước hôm ăn lễ mừng thọ, làm lễ cúng gà, xôi hoặc tam sinh hoặc lợn nhằm tạ ơn thánh thần đã phù hộ cho cha mẹ được sống lâu. Đi kèm với lễ này thường có việc tổ chức tế sống cha mẹ. Để tế sống cha mẹ, người ta thường làm văn chúc thọ với ban tư văn hành lễ, trợ tế. Cha mẹ ngồi phía trong, con cháu dâu rể theo thứ bậc mà ngồi quây quần bên cạnh.
Yến lão
Yến lão là tiệc rượu do làng đứng ra tổ chức để mừng thọ các vị đến tuổi lên lão. Nhằm tỏ rõ truyền thống “kính lão đắc thọ” của nhân dân ta. Mỗi năm cứ đến dịp làng mở lễ hội hoặc các ngày đại lễ có định kỳ, các quan lão lại tụ hội ở chùa hay nơi công quán hoặc nhà đương cai.
Làng sẽ mang cờ quạt và phường bát âm rước ra đình. Những nhà giàu có thường sắm dù võng lọng rước lão. Lão 100 tuổi được đi võng điều che 4 lọng xanh. Lão 90 tuổi được đi võng điều 2 lọng xanh. Lão 80 tuổi đi võng xanh (đòn ống 1 lọng).
Xem thêm bài viết “Lòng Hiếu Thảo Và Việc Phụng Dưỡng Cha Mẹ Già”
Trai tráng cầm cờ khiêng võng đều đội nón dấu, mặc áo nẹp. Tại đình làng, nơi gian giữa thiếp lập bàn thờ tiên lão, các quan lão ngồi 2 bên theo thứ tự tuổi tác. Nếu làng yến cả lão bà thì gian trái lão ông ngồi, gian phải lào bà ngồi. Tùy theo lệ làng, có nơi lão 90 tuổi hoặc lớn hơn nữa ngồi một mình chiếu trên nhất.
Tế lão cũng
đủ nghi thức như tế thần, 3 tuần rượu với văn tế tiên lão, văn chúc thọ quan
lão, có ban tư văn hành, phừng bát âm tấu nhạc.
Tùy theo khả
năng của làng mà yến lão được làm khác nhau. Có nơi mỗi cỗ yến lão gồm 2 bánh dầy,
2 bánh chưng với giò nem và nhiều thứ bánh khác làm rất công phu. Cỗ này sau
khi dự tiệc rượu ở đình thì được đem về nhà.
Yến lão là
một tục lệ đẹp, bắt nguồn từ đạo hiếu mà ra. Có ý nghĩa rất trọng hậu, trẻ vui
đạo trẻ, già vui tuổi già.