Lễ Cúng Giao Thừa Theo Phong Tục Truyền Thống

Ý nghĩa của việc cúng Giao thừa

Lễ cúng Giao thừa là lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán. Đó là lễ dâng hương vào giây phút chuyển vận giữa giờ cuối cùng (giờ Hợi) của ngày cuối cùng thuộc tháng Chạp năm cũ với giờ khởi đầu (giờ Tý) của ngày đầu tiên thuộc tháng Giêng năm mới. Ý nghĩa “tống cựu nghinh tân” được thực hiện vào giây phút thiêng liêng này của Tết Nguyên Đán.

Người ta tin
rằng mọi điềm hay, dở xảy ra vào giây phút này có liên quan tới mọi sự hay, dở của
mọi người trong gia đình trong cả năm mới. Vào giây phút ấy mọi người đều quên
đi tất cả những gì không hay trong năm cũ. Mọi sự kiêng kị được thực hiện triệt
để từ giây phút giao thừa tới sáng sớm ngày mồng Một Tết.

Từ xưa đến
nay, thường không gia đình Việt nào bỏ qua lễ dâng hương vào giây phút Giao
thừa.

Thời điểm
Giao thừa người ta thường cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà.

Sắm lễ cho lễ dâng hương

Lễ vật cúng
Giao thừa ngoài trời là những phẩm vật không thể thiếu như: hương, đăng (nến,
đèn), trầu, rượu, tiền vàng (hàng mã)… còn cần có thêm đồ chín như thủ lợn/đầu
heo luộc (cả cái) hoặc gà trống luộc (cả con, đủ bộ), xôi nếp, bánh chưng…

Lễ vật được
chuẩn bị từ trước thời điểm Giao thừa, đặt trên bàn hay mâm lớn rồi kê trên một
cái đôn (không để trên mặt đất)

Tới thời điểm giao thừa thì thắp đèn, hương. Nếu viết văn khấn ra giấy để đọc thì ngay sau khi đọc xong sẽ hóa (đốt) ngay cùng với tiền vàng dân cúng.

Tìm hiểu thêm về “Phong Tục Truyền Thống Cúng Tất Niên Ngày 30 Tết”

Tục dâng hương cúng lễ ngoài trời

Tại sao có tục cúng lễ ngoài trời vào
đêm gia thừa

Tục xưa tin
rằng “Mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì vị
thần này bàn giao công việc cho vị thần kia, cho nên cúng tế để tiễn đưa Thần
cũ, đón rước Thần mới”.

Thời điểm
bàn giao công việc giữa hai vị Hành khiển cùng các Phán quan (giúp việc cho
quan Hành khiển)
diễn ra hết sức khẩn trương. Hơn nữa các vị này là các vị
thần cai quản không phải riêng cho một gia đình nào đó mà là mọi công việc dưới
trần gian. Nên việc làm lễ “Tống cựu nghênh tân” các vị Hành khiển và Phán quan
giữa năm cũ và năm mới phải được tiến hành không phải ở trong nhà mà là ở ngoài
trời (sân, cửa).

Có 12 vị Hành khiển – hay còn gọi là các vị thần Thời gian. Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.

Các vị quan Hành Khiển

Năm Tý: Chu
Vương Hành Khiển
,
Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan

Năm Sửu: Triệu
Vương Hành khiển
, Tam thập
lục phương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

Năm Dần: Ngụy
Vương Hành khiển
, Mộc Tinh
chi thần, Tiêu Tào phán quan.

Năm Mão: Trịnh
Vương Hành khiển
, Thạch Tinh
chi thần, Liễu Tào phán quan.

Năm Thìn: Sở
Vương Hành khiển
, Hỏa Tinh
chi thần, Biểu Tào phán quan.

Năm Tị: Ngô
Vương Hành khiển
, Thiên Hải
chi thần, Hứa Tào phán quan.

Năm Ngọ: Tần
Vương Hành khiển
, Thiên Hao
chi thần, Nhân Tào phán quan.

Năm Mùi: Tống
Vương Hành khiển
, Ngũ Đạo
chi thần, Lâm Tào phán quan.

Năm Thân: Tề
Vương Hành khiển
, Ngũ Miếu
chi thần, Tống Tào phán quan.

Năm Dậu: Lỗ
Vương Hành khiển
, Ngũ Nhạc
chi thần, Cựu Tào phán quan.

Năm Tuất: Việt
Vương Hành khiển
, Thiên Bá
chi thần, Thành Tào phán quan.

Năm Hợi: Lưu
Vương Hành khiển
, Ngũ Ôn chi
thần, Nguyễn Tào phán quan.

Đọc thêm bài viết “Văn Khấn Trong Lễ Cúng Giao Thừa Cuối Năm”

Trong
các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các
vị quan Hành khiển cùng các vị Phán quan nói trên. Năm nào thì khấn danh vị của
vị ấy.