Lễ Cúng Cho Trẻ Sơ Sinh Tạ Ơn Thần Linh
Phong tục tập quán thờ cúng trong mỗi gia đình là một phần của văn hóa dân tộc. Nó đã trở thành một nét phổ biến trong sinh hoạt văn hóa; gắn bó sâu sắc với mọi lớp người trong đời sống xã hội. Trong sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của dân tộc; ngoài thờ cúng tổ tiên, người xưa còn thờ cúng các vị thần linh. Và đặc trưng là các lễ cúng cho trẻ để tạ ơn các vị thần linh đã che chở cho trẻ và mong ước trẻ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, không bệnh tật.
Lễ cúng cho trẻ tạ ơn các bà Mụ
Theo tập tục
cũ, khi đứa trẻ chào đời được ba ngày hoặc đầy tháng tuổi thì gia đình tắm rửa
cho nó. Rồi làm một bữa tiệc gọi là Đoàn Du Phạn(bữa cơm tròn trặn)
để cúng tạ các Bà Mụ.
Vì theo quan niệm đứa bé ra đời là do mười hai Bà Mụ đã dày công nặn ra người; nên sau khi chào đời phải bày lễ cúng cho trẻ tạ ơn các Bà Mụ.
Tiệc cúng tạ các Bà Mụ trước sau có thay đổi: ba ngày hoặc đầy tháng, chẵn trăm ngày hoặc đứa bé đầy năm tuổi. Ngoài ra, là còn làm để cúng gia tiên – tiệc mừng đứa bé. Lễ vật cúng tạ các Bà Mụ thường có 12 đôi hài, 12 miếng trầu và các thứ bánh trái cũng đủ con số 12 để dâng cho 12 Bà Mụ
Lễ cúng đầy tháng
Kể từ ngày sinh, khi đứa trẻ đầy cữ thì cha mẹ cúng đầy
cữ; tới khi con được đầy tháng lại cúng đầy tháng. Qua một cữ, một tháng là qua
một giai đoạn trong đời người.
Cúng đầy
tháng, ngoài việc cúng tạ Mụ và đồ lễ tương tự như cúng đầy cữ; còn có cúng Thổ
công và Gia tiên. Những gia đình khá giả còn làm một bữa tiệc thịnh soạn mời họ
hàng và bạn bè thân tới dự. Khách tới nhà lần này chỉ có quà mừng cho đứa bé;
chứ không có quà mừng cho mẹ như khi đầy cữ.
Trong lễ cúng đầy tháng, nhiều gia đình còn tiến hành
tục lệ cạo đầu đầy tháng. Nhiều người thân, bạn bè nhận được tin đều đến và có
quà mừng; đồ lễ mừng là tiền, bạc, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, ngoài ra còn
có áo, quần.
>> Đọc thêm bài viết: Tục Lệ Truyền Thống Dành Cho Trẻ Mà Cha Mẹ Cần Biết
Đợi đến ngày
cạo đầu, gia đình cũng cúng thần Thọ tinh, Vương mẫu, thắp nến đỏ và nhang chữ
thọ. Vào buổi trưa, khi người cạo đầu đến; trẻ con phần lớn do cậu (em trai mẹ)
bế và ngồi ở giữa nhà; để thợ cạo tiến hành công việc.
Để làm tốt
công việc này đòi hỏi người cạo đầu phải có kỹ thuật cao và phải tuyệt đối cẩn
thận. Nên việc trả công cho người cạo đầu cũng rất hậu hĩnh. Hơn nữa, sau khi
thợ cạo xong còn phải mời họ ăn một bát trứng rán không đánh lẫn lòng đỏ với
lòng trắng (với số trứng trong bát là số chẵn).
Lễ cúng đầy năm
Cúng đầy năm được gọi là cúng đầy tuổi hay còn gọi là
cúng thôi nôi hoặc lễ thôi nôi. Ngoài việc cúng lễ, trong dịp này người ta còn
tục thử đứa trẻ. Hôm ấy, đứa trẻ được ăn mặc chỉnh tề. Con trai bày cung tên,
giấy bút, con gái thì bày dao kéo, kim chỉ bên cạnh. Đứa trẻ được đặt trước các
đồ vật và sẽ nhặt lấy một thứ mà nó thích.
Người ta cho
rằng, nếu đứa con trai chọn kiếm cung hay giấy bút thì nó sẽ theo nghiệp võ hay
nghiệp văn. Con gái nếu chọn dao kéo hay kim chỉ thì sẽ chọn thêu thùa hay nấu
nướng nội trợ…
Trong buổi cúng đầy năm, nhiều nhà làm cỗ bàn rất linh
đình; mời khách khứa đông hơn cả khi cúng đầy cữ, đầy tháng.
>> Xem thêm: Lễ Tục Truyền Thống Khi Trẻ Bắt Đầu Đi Học
Đậu Đậu nhận tư vấn miễn phí dịch vụ đặt bộ mâm lễ xôi chè cúng đầy tháng, thôi nôi, khai trương,… trọn gói.
Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Hotline: 0947.066.200 để được tư vấn.
Kính chúc Quý khách hàng cùng gia đình thật nhiều MAY MẮN – SỨC KHỎE –
THÀNH ĐẠT.