Vị Trí Đặt Bàn Thờ Cúng Phật, Thần và Gia tiên

Việc lập bàn thờ ở vị trí nào trong căn nhà cho phù hợp ý nghĩa mà vẫn có thẩm mỹ là điều rất quan trọng. Kiến trúc hiện nay đa phần thiên về việc tạo không gian sống tiện ích. Trong khi vị trí bàn thờ lại thường khó dung hợp với khung cảnh sinh hoạt tại gia. Nhiều gia đình dành hẳn một căn phòng làm nơi thờ cúng. Nhưng cũng có khá nhiều người lại muốn đặt bàn thờ ở phòng khách để dễ dàng hơn trong việc tưởng nhớ đến người thân

Những vị trí có thể thiết kế bàn thờ

Đặt bàn thờ
vào giữa ngôi nhà tạo thành một không gian mở; có thể gần giếng trời, gần sân
vườn và cũng là vị trí trang trọng, nghiêm túc. Khu vực này không nhất thiết
phải rộng, chỉ vừa đủ để bài trí theo tín ngưỡng riêng.

Trong trường
hợp nhà quá chật hoặc muốn đặt bàn thờ trong phòng khách; thì sự kết hợp này
cần có những vật dụng, những họa tiết trang trí hài hòa. Trang thờ trên cao
cũng là cách giản đơn nhưng nên thiết kế tương thích và có đường nét; chứ không
chỉ là tấm đan phẳng lì. Có thể kéo tấm màn che không gian bàn thờ lại hoặc đặt
đóng tủ chuyên dùng. Phía trên bài trí bàn thờ, dưới để ti vi, vật trưng bày…
Cũng có thể sử dụng tủ cửa lùa đặt ở góc phòng khách; khi không hành lễ có thể
kéo cửa lại.

Nếu diện
tích sử dụng không cho phép, hãy chọn phòng trên cùng, dưới mái. Ở đó, có thể
bài trí tùy ý theo tín ngưỡng. Vị trí cao thì trang trọng, thấp thì có cảm giác
ấm cùng và gắn bó.

Theo quan
niệm của người xưa, bàn thờ thường phải đặt ở gian giữa. Tuy nhiên ngày nay,
việc đặt bàn thờ ở giữa nhà không còn phù hợp với phong thủy. Vì hương khói
nghi ngút sẽ ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, việc
đưa phòng thờ lên tầng trên cùng là hợp lý và trang nghiêm nhất.

Vật liệu dùng để thiết kế bàn thờ

Gỗ là đồ
thích hợp nhất cho phòng thờ, màu càng sậm càng mang tính tôn nghiêm. Đối với
nền của căn phòng, dù bằng gỗ hay trải chiếu, thảm, thì cũng cần phải sử dụng
màu nhẹ. Tránh tương phản mạnh làm “khuấy động” không gian vốn cần sự
tĩnh lặng. Nếu được, có thể sử dụng kèo gỗ, mái ngói, vách lộ hoặc dùng những
chất liệu thô mộc biểu trưng cho đình, đền phương Đông.

Tùy điều
kiện từng gia đình mà chọn bàn thờ cho phù hợp. Những gia đình có diện tích nhà
ở rộng; một tầng dành riêng để làm gian thờ, có thể chọn mua tủ thờ. Có loại tủ
thờ được làm bằng gỗ đắt tiền như chạm giả cổ bằng gỗ trắc, lim.

Tìm hiểu thêm về “Những Hiểu Biết Về Không Gian Thờ Cúng Hiện Đại”

Nếu diện tích nhà tương đối nhỏ, nên chọn mua bàn thờ. Bản thờ đa dạng và phong phú hơn tủ thờ, bao gồm nhiều loại như gỗ chạm, sơn son thếp vàng chạm, sơn trơn, gỗ trần… Loại bàn thờ này đáp ứng thị hiếu của nhiều người nhờ màu sắc tương đối dễ chịu và độ bền của lớp sơn bảo vệ (mặc dù gỗ bàn thờ chỉ là loại gỗ thường).

Phong thủy trong việc sắp xếp vị trí bàn
thờ

Ánh sáng góp
phần quan trọng vào sự tĩnh tại của phòng thờ. Nên sử dụng nguồn sáng tự nhiên.
Không dùng đèn có ánh sáng trắng. Đèn vàng ấm áp sát tường sẽ gây hiệu ứng tốt,
nhưng hay nhất vẫn là đèn cầy. Hình thức, kiểu dáng đèn cũng cần phù hợp với
không gian.

Theo quan
niệm phong thủy phương Đông, bàn thờ không nên đặt sát nhà tắm; và không nên
nhìn ra hai hướng Đông Bắc, Tây Nam.

Thuật phong
thủy cho rằng khi đặt bàn thờ, tượng thờ nên chú ý tránh những điều sau:

  • Bàn thờ không đặt sát nhà tắm
  • Đặt ở lối đi
  • Đặt trên nóc tủ
  • Dùng gỗ đã dùng rồi để làm bàn thờ

Ngoài ra,
bàn thờ gia tiên không nên đặt ở trung tâm nhà vì sợ hung (dữ). Vị trí này có
thể dành cho bàn thờ Phật. Bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối
nhau trong một gian phòng. Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.

Thờ Thần
linh tốt nhất nên đặt trên tủ thờ hoặc có bàn chắc chắn. Bàn thờ nên đón ánh
sáng, không nên tựa vào cửa sổ, hoặc chỗ ánh sáng chiếu đến.

Trang trí
bàn thờ nên nghiêm trang giản dị, sạch sẽ, không nên cẩu thả đặt các vật linh
tinh lên.

Bàn thờ nên thường xuyên giữ cho sạch sẽ, nên dọn mỗi ngày, nên cúng trà, hoa tươi, quả. Vì thắp hương mỗi ngày nên dễ phát sinh ô uế, sẽ sinh tạp khí, nên phải dọn dẹp thường xuyên.

Đọc thêm: “Phong Tục Cúng Thổ Địa Vào Ngày Mùng 1 Và Ngày Rằm”

Kiêng kị trong việc sắp đặt bàn thờ

Bàn thờ
không nên đặt ở chỗ chật hẹp, hoặc đối diện quá gần tường. Chỗ dựa sau lưng
nhất định cần ổn định, không nên thường xuyên động mạnh hoặc có gì đó khua
khoắng, tốt nhất là dựa tường.

Bàn thờ
không nên hướng ra cửa phòng, không nên đối diện nhà vệ sinh, bếp; không nên
lưng tựa giường ngủ, bếp, nhà vệ sinh, không nên đặt trong phòng ngủ. Nguyên
nhân vì các nơi đó thường phát tán các khí không trong sạch, như thế là bất
kính đối với Thần Phật.

Lưng tượng
Phật cũng không nên tựa phòng bếp, hoặc đặt trong phòng bếp. Bởi vì các vị Bồ
tát thường ăn chay nên như thế sẽ làm ô uế đến các vị đó. Riêng Táo Quân thì
nên đặt tại nơi bếp nấu.

Bàn thờ đại
kỵ vô căn tức là treo cách ly khỏi mặt đất. Không thể đặt trên cửa lớn. Bởi cửa
lớn là nơi qua lại, nếu đặt bàn thờ chỗ đó khí tất động liên tục khiến Thần
Linh không yên vị được.

Kỵ đặt bàn
thờ dưới xà ngang, mọi việc sẽ khó yên, hay gãy đổ.

Bàn thờ
không nên đối diện bể cá, vì hương đốt thuộc hỏa, bể cá thuộc thủy tạo thành
thủy hỏa tương xung.

Bàn thờ
không đặt bên cạnh máy lạnh, như thế là thủy hỏa tương xung dễ dẫn đến quỷ
thai, tranh cãi, trở mặt thành thù.

Không nên đặt bàn thờ ở hướng Đông Bắc (Quỷ môn); Tây Nam (Âm môn).

Thứ thự trong việc sắp đặt vị trí bàn
thờ Phật, Thần và Gia tiên

Vấn đề cao
thấp, rộng hẹp của bàn thờ thì phải nghiên cứu sâu, tuy nhiên bàn thờ nên cao
hơn đầu người sao cho mình không nhìn thẳng được vào mắt tượng.

Xem thêm bài viết “Phong Tục Thờ Các Vị Thần Tại Gia Đình”

Sắc thái
thần tượng nên là hồng hào tươi tắn, biểu hiện cho hỷ khánh cát tường, kỵ nhất
là màu đen.

Cách trang trí phòng khách có bàn thờ chuẩn phong thủy lại đẹp mắt

Nếu đồng
thời thờ gia tiên và thần linh thì bàn thờ nên chia làm 3 cấp, trên cao nhất
thờ Thần, tiếp là gia tiên, dưới thờ Thổ địa. Kỵ nhất gia tiên và thần linh
bằng nhau.

Thờ Quan Thế
Âm Bồ Tát thì có tam bất hướng: không hướng về nhà vệ sinh, không hướng cửa
phòng, không hướng bàn ăn. Không nên thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Quan Đế cùng một
chỗ. Quán Thế Âm Bồ Tát là luôn từ bi, không sát sinh. Quán Thế Âm Bồ Tát không
ăn ngũ huân (gia vị nặng mùi), chỉ nên cúng hương hoa tịnh quả hoặc trà xanh.
Không dùng thịt cá để cúng.

Quan Đế, Thổ
địa Tài thần nên quay mặt ra cửa lớn, đó là truyền thống từ xưa.

Bàn thờ nên
đặt tại vị trí Huyền Vũ của nhà, trong nhà đứng quay mặt ra cửa bên trái là
Thanh Long, bên phải là Bạch Hổ, đằng sau là Huyền Vũ, trước mặt là Chu Tước.