Kinh Nghiệm Xây Nhà Ở Trong Dân Gian

Dân gian rất coi trọng Phong thủy nơi ở. Câu ngạn ngữ “Thứ nhất dương cơ (nơi ở), thứ nhì mồ mả” như là lời giáo huấn kinh nghiệm xây nhà cho các thế hệ tiếp theo khi chọn nơi ở, khi dựng nhà. Đó là những kinh nghiệm truyền đời của người dân phương Đông.

Kinh nghiệm xây dựng nhà ở của người Việt xưa

Nhà của người Việt có 2 loại, nhà tre và nhà gỗ. Nhà tre thường làm thấp, mái nằm ngang có độ dốc chừng 15 – 30 độ. Cột có rất nhiều, cách nhau khoảng 2 – 2,5cm cột hiên chỉ cao hơn đầu người chừng 2cm. Mỗi ngôi nhà nằm biệt lập với xung quanh, có cây vây xung quanh tạo bóng mát.

Nhà thường quay về hướng Nam, nắng sáng và nắng chiều chỉ chiếu vào 2 đầu hồi và hắt ánh sáng phản chiếu vào trong nhà. Mỗi nhà phía trước hiên lại có tấm che nắng bằng tre đan; nên ánh nắng hắt vào nhà bị yếu đi. Do vậy, trong nhà luôn vừa đủ ánh sáng, không làm cho người ta khó chịu.

Trong nhà chia làm 3 khu: gian chính giữa thờ tổ tiên và tiếp khách, hai đầu nhà là hai gian buồng có cửa ra vào. Bếp được xây dựng riêng bên ngoài phía trái và vuông góc với nhà chính. Nhà hướng Nam thì bếp đặt phía Đông, hướng bếp nhìn ra phái Tây.

Bởi lẽ, gió Nam và gió Đông Nam thổi tới đã có vách sau bếp ngăn. Nếu đặt phía bên phải nhà chính quay mặt về hướng Đông; gió thổi vào làm cho lửa rơm cháy bùng sau bếp, cơm canh đều hỏng. Đây là cái lý Phong thủy của người Việt cổ xưa.

Bếp cũng là nơi mọi người trong nhà tập trung trò truyện, ăn uống; còn cửa nhà chính thì đóng. Cửa nhà chính chỉ mở khi có ngày lễ Tết, hiếu hỉ.

Cách tính kích thước nhà ở hợp Phong thủy và mang lại đại cát đại lợi cho gia chủ

Về kích thước nhà, có tỷ lệ giữa chiều dài, chiều rộng, chiều cao, đơn vị đo cơ bản gọi là trếng. Chiều dài của trếng tính bằng đơn vị thước ta (1 thước ta = 0,4m). Trếng là độ dài tính từ tim cột này tới tim cột kia. Nếu là chiều cao cột nhà tính từ đá tảng ở sàn nhà lên đến đầu cột. Độ dài của nhà thường có 3 kích thước sau:

  • Nhà ba hai: có trếng dài 3 thước 2, thì cột cao 8 thước 6, còn gọi là nhà tám sáu.
  • Nhà ba bảy: có trếng dài 3 thước 7, thì cột cao 9 thước 1, còn gọi là nhà chín một.
  • Nhà bốn hai: có trếng dài 4 thước, thì cột cao 10 thước 5.

Những số đo trên được người xưa tính trùng hợp với số cát của dãy 12 trục hay 12 thần của một ngày trong tháng. Mỗi trục biểu thị cho một con số như kiến là 1, trừ là 2, mãn là 3… Dãy trực hay thần đá như sau: kiến (1) – trừ (2) – mãn (3) – bình (4) – định (5) – chấp (6) – phá (7) – ngụy (8) – thành (9) – thu (10) – khai (11) – bế (12) – kiến (1) … Trong các trực trên thì kiến (1), định (5), chấp (6), thanh (9), thu (10) là tốt.

Việc lựa chọn số đo sao cho trùng hợp với số của trực mang tính cát. Như nhà ba hai: 3 + 2 = 5 là trực định; nhà ba bảy: 3 + 7 là trực thu; nhà bốn hai: 4 + 2 = 6 là trực chấp; đối với nhà tám sáu: 8 + 6 = 14 — 1 + 4 = 5 cũng là trực định; nhà chín một: 9 + 1 = 10 — 1 + 0 = 1 là trực kiến.

Như vậy, kinh nghiệm xây nhà về việc lựa chọn chiều dài ngôi nhà hay các bước gian thì người Việt xưa đưa ra tiêu chí chọn số đo cát. Kỳ vọng mong muốn ngôi nhà ở được an khang, thịnh vượng.

Tìm hiểu thêm về “Phương Pháp Chọn Đất Và Kén Hướng làm Nhà Của Người Xưa”

Cách sử dụng nhà đất và xây dựng hợp lý

Khi sử dụng đất xây dựng thì việc đầu tiên là dương trạch cần tránh ngũ hư đó chính là giảm sự lãng phí không gian, tránh làm nhà qua lớn mà nhân khẩu ít, quy mô ngôi nhà nên tương thích với người cư ngụ.

Thậm chí xưa kia phòng ngủ của quan – tướng người ta cũng không làm quá rộng và được che chắn kính đáo. Là bởi trọng tính âm, tĩnh lặng. Nếu làm rộng và cao là tán khí, mất ngủ.

Tránh ngũ hư còn tận dụng diện tích và chức năng sẵn có, nên tránh rườm rà, thêm thắt. Tránh để các phòng dư thừa không dùng đến (phòng ngủ cho khách, phòng thể dục, phòng hát karaoke…). Phòng không sử dụng sẽ bị ẩm thấp tù hãm.

Đồng thời cũng không nên bài trí nhà có quá nhiều không gian đóng, theo kiểu chia phòng kín đáo, mà nên làm những không gian mềm, đa năng, linh hoạt để thay đổi khi cần thiết. Những chỗ đệm như hành lang, cầu thang, sảnh, tầng cũng cần bố trí vật dụng hữu ích để tránh lãng phí và chuyển tiếp khí tốt hơn.

Tránh tù
hãm: tâm lý người cư ngụ nhà ống thích nhiều phòng lớn, không mở giếng trời nên
các phòng không tiếp xúc với ngoại khí để dương quang được đầy đủ. Nội khí bị
tù hãm, khí khẩu, khí đạo không thông suốt.

Tránh ngũ
hư tù hãm cũng là tránh ngũ hư tán khí. Là bởi muốn tránh tù hãm phải làm
thoáng không gian. Làm thoáng không gian có nghĩa là chia cắt không gian thành
nhiều khoảng (sân trước, giếng trời, sân sau), sẽ kéo dài lối đi, gây tán khí
và khó bảo vệ. làm thoáng sao cho khí nóng bốc lên cao và thoát. Tối kỵ làm
thoáng gây tồn đọng khí quẩn.

Một ngũ hư
quan trọng khác là tránh làm nhà dang dở, tường vây không hoàn toàn. Hoặc làm
xong lại thay đổi đập đi làm lại. Những tránh đó là nhằm đảm bảo trọn vẹn nội
ngoại khí dương trạch.

Tóm lại tránh ngũ hư là cách sử dụng nhà, đất hợp lý theo phong thủy.

Sử dụng nhà liên kế, nhà song lập

Nhà liên kế – song lập là gì?

Phong thủy
quan niệm nơi cư trú luôn là thực tế có hình, trông hình để xét khí, tìm ra khí
vận trong mỗi ngôi nhà để cân bằng dương trạch. Đối với loại nhà liên kế hay
song lập, hình bên ngoài giống nhau, đối xứng nhưng nội khí trong mỗi nhà lại
không tương đồng nhau do tính chất sử dụng mỗi nhà mỗi khác. Do đó, cần tận dụng
các lợi điểm của liên kế – song lập để nâng cao trường khí và khắc phục các bất
lợi.

Nhà song lập thường đối xứng nhau qua tường chung giữa hai nhà, dẫn đến phần sân trước hay sau của hai nhà thường tương đồng về hình và thế. Tức là cũng tương đồng về khí ngoại diện.

Do vậy, khi bố trí sân trước hay sau khộng nên làm tường ngăn cao để chia cắt tường khí tổng thể. Mà nên làm rào thấp hoặc thưa, thoáng để hai nhà đều tận dụng được. Nhà song lập thường trọn vẹn hình, thế khi chung mái, để phân biệt có thể dùng con lươn phân Thủy chứ không nhất thiết phải tách mái để mỗi nhà trở thành biệt lập.

Hệ thống móng của hai nhà nên kết hợp từ đầu để ổn định địa mạch. Nhà song lập muốn đạt được ngoại khí thống nhất rất cần sự hợp tác của hai nhà, cũng có thể tạo nét chung về mái, chiều cao, tỷ lệ, còn trong chi tiết hình thế thì khác biệt, nhưng vẫn phải cân bằng âm dương, đặc rỗng.

Mỗi dương trạch đều có quy mô, đối tượng sử dụng riêng biệt. Nhà song lập dù khối tích đối xứng nhưng ngăn chia bên trong cần linh động theo nhu cầu mỗi nhà để có được nội khí đặc thù, không phạm ngũ hư.

Hướng phong thủy tốt dành cho nhà liên kế – song lập

Về mặt phương vị, nếu mặt chính của nhà song lập quay hướng Nam hoặc Bắc thì một bên được hướng Đông trong khi căn bên kia được hướng Tây hoặc ngược lại. Để tránh những bất lợi của hướng Tây cần xử lí khi xây cất và xếp đặt không gian tương thích (hệ thống lam, tường hoa, lô gia, xếp các khu phụ: cầu thang, nhà kho, nhà vệ sinh…) theo nguyên tắc tọa hung hướng cát.

Đọc thêm “Năm Được Tuổi Làm Nhà Mới Theo Đúng Phong Thủy”

Dành các phòng chính nằm ở trục Bắc nam để đón gió lành và tránh nắng nóng. Như vậy là nội khí ở hai nhà cơ bản là tương đồng nhưng thật ra đã có những điều chỉnh theo phương vị cụ thể.

Việc bố trí
thiên tỉnh (giếng trời) trong nhà song lập cũng nên theo cách bổ sung khí cho
nhau. Có thể hai giếng trời góp làm một để tang khối lượng khí lưu thông, cũng
có thể hai giếng trời lệch nhau để bổ sung khoảng thông thoáng cho các chổ âm
tính mà bên kia thiếu.

Kinh nghiệm xây nhà liên kế (đặc biệt liên kế trong các khu quy hoạch dân cư mới), tính độc lập của từng trạch cư ngụ mạch lạc, rõ ràng, nên việc liên kết khí với nhau phải được cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể. Tránh những xung đột giữa xóm giềng xảy ra sau này tạo nhân khí bất lợi.

Nhà ở bên cao ốc hung, cát thế nào?

Theo phong thủy thì “bạng sơn, ỷ thủy” (tức là dựa núi, kề nước) là tốt cho ngôi nhà, nhưng vấn đề là sơn và thủy phải có mức độ, hình, thế tương xứng, hài hòa với quy mô nhà. Nếu lớn quá (núi cao, sông sâu) tức phạm vào ngũ hung thì không thể xây cất nhà tại đó được.

Trong đô thị cũng vậy, cao ốc được xem như tòa núi cao, có tính chất riêng biệt mà các nhà lân cận nếu không tương thích sẽ bị ảnh hưởng xấu nhiều. Các cao ốc trong đô thị luôn làm đổi dòng chuyển động khí và phát tán xuống công trình kế cận.

Khi cao ốc tọa lạc về các hướng xấu của công trình chủ thể thì hung khí được cao ốc ngăn lại, như một bình phong khổng lồ cản gió lạnh hoặc nắng gắt. Nhưng khi nhà quay ra được hướng tốt mà ngay hướng đó lại có cao ốc án ngữ thì chẳng những cát khí bị cao ốc cản; mà hung khí từ các phía khác cũng tích tụ và tác dụng ngược vào nhà. Phong thủy gọi là hiện tượng hồi phong phản khí bất lợi cho nhà ở.

Một ảnh hưởng
nữa của cao ốc là tạo ra những vùng xuyên sơn (khoảng cách hẹp giữa hai dãy núi
hay nhà cao) tại đây gió hút rất mạnh, làm cho khoảng ở giữa luôn bị tác động xấu,
khí thăng phong tắc tán, ảnh hưởng đến sinh học của người sinh sống bên dưới,
khó ở lâu dài được.

Do vậy, kinh nghiệm xây nhà hay khi mua nhà, cần xem kỹ thực địa và biết quy hoạch khu vực đó có nhà cao tầng để tránh những vùng xuyên sơn cũng như hiện tượng hồi phong phản phí.