3 Lễ Cúng Quan Trọng Khi Xây Nhà Mới
Với người Việt, xây nhà là một trong những việc trọng đại nhất của đời người, liên quan tới sinh mệnh của những người sẽ sống trong ngôi nhà đó. Bởi vậy, dân gian rất chú trọng tới các nghi thức, các bước làm lễ cúng xây nhà.
Trong quá trình xây nhà, người xưa rất kiêng kị nhiều điều. Ngoài việc chọn hướng nhà sao cho hợp tuổi gia chủ, người ta còn chú ý tới các lễ cúng xây nhà như động thổ, lên tầng, cất nóc, tân gia…

Lễ cúng khởi công dựng nhà ở
Làm lễ khởi công (xây móng hoặc cất nóc): người xưa sắm một lễ mặn gồm xôi, gà, trầu, rượu, vàng hương, đèn được thắp lên. Trên mâm đặt hai hàng chén: 3 chén nước lã và 3 chén rượu.
Khi khởi công vào giờ đã chọn, gia chủ thắp 5 nén hương rồi cầm chén rượu ở giữa đổ xuống đất, lại rót rượu vào chén đó để vào chỗ cũ và khấn. Khấn xong, gia chủ cầm xẻng đào đất có tính tượng trưng. Khi cháy hai phần ba hương thì hóa vàng, rượu và nước vẩy khắp nơi.
Nếu gia chủ không được tuổi làm nhà, có thể mượn người được tuổi. Người được mượn khi khấn phải xưng tên của mình; gia chủ lúc đó phải đứng cách nơi khởi công 50 mét trở lên.
Bạn có thể xem: Những Kiêng Kị Khi Xây Nhà Cần Lưu Ý
Người được mượn thực hiện nghi lễ này cho đến khi ngôi nhà xây xong, sau đó mới bàn giao lại cho gia chủ đích thực. Thủ tục bàn giao được thực hiện đồng thời trong buổi lễ Nhập Trạch (vào nhà mới); cả người được mượn và gia chủ phải có mặt. Sau khi bàn giao, gia chủ khấn tiếp, xin phép các vị thần giúp đỡ vào nhà bình an.
Lễ cúng ăn mừng nhà mới
Khi làm xong nhà mới, chủ nhà sẽ chọn ngày lành tháng tốt dọn tới ở. Sau đó làm lễ, có cỗ bàn thịnh soạn mời bà con, họ hàng, bạn bè đến ăn mừng nhà mới (lễ tân gia) và cáo gia tiên.
Lễ tân gia thường tổ chức long trọng hơn lễ cất nóc. Những người được mời đến dự thường mang lễ vật tới mừng như câu đối, các bức đại tự, trầu, cau… Lễ tân gia xưa thường đốt pháo rất vui vẻ.

Lễ cúng trấn trạch
Đôi khi vì sức khỏe của những người trong gia đình hoặc sự làm ăn không được yên ổn khiến người ta nghĩ đến nhà cửa cũng có thể bị động: có thể vì hướng nhà, hướng cửa không hợp tuổi với gia chủ, hoặc có một con đường đâm thẳng vào gian nhà chính, hoặc mạch đất phía dưới ngôi nhà bị đào bới… phải xoay lại hướng cửa hoặc phải có lễ trấn trạch.
Cũng đôi khi người ta nghĩ là bếp cũng bị động, bởi đây là nơi ở của Táo quân nên phải giữ gìn sạch sẽ, nhất là mấy ông đầu rau.
Đọc thêm bài viết: Các Nghi Lễ Truyền Thống Trong Việc Xây Nhà Mới