Những Kiêng Kị Về Mâm Cỗ Cúng Trong Dân Gian

Kiêng kị trong việc làm mâm cỗ cúng

Trong dân gian có nhiều loại lễ và cúng bái. Ở mỗi loại lễ đều có những kiêng kị. Đối với những cuộc làm lễ và cúng bái này; người ta kiêng làm mâm cỗ cúng bằng thịt chó, thịt mèo, cua, ôc, bún, đậu đen…

Chó là con
vật được nuôi trong mỗi gia đình để làm công việc trông nhà. Và là con vật rất
gắn bó trung thành với con người. Tuy nhiên, chó hay ăn những đồ tạp uế nên
không thể làm thịt; rồi đưa lên bàn thờ cúng Thần, cúng Cụ được.

Mâm cỗ cúng
Mâm cỗ cúng

Con mèo cũng rất gần gũi với con người. Là bạn của nhà nông trong việc diệt chuột để bảo vệ hoa màu; nên không ai giết nó làm cỗ cúng.

Cua, ốc là
loài sống dưới nước, chuyên sục xuống bùn. Đây bị coi là món ăn không tinh
khiết nên phải kiêng đưa lên bàn thờ. Người ta cho rằng, bún được chế biến trực
tiêp bằng tay; nên bị coi làm món ăn không tinh khiết; chỉ dùng để ăn mà không
dùng để cúng.

Trong các cuộc tế lớn, người ta dùng đầu (hoặc cả con) bò, trâu đã được thui chín để tế. Nhưng khi đã được thái ra thành miếng nhỏ thì chỉ dùng để ăn mà không dùng bày lên cúng.

Kiêng kị trong việc bày cỗ

Bày biện mâm cỗ cúng
Bày biện mâm cỗ cúng

Dưới con mắt của người xưa, mâm cỗ cúng là hình ảnh thu nhỏ của hình sông; thế núi, của quan hệ âm dương, ngũ hành. Trong mâm cỗ bao giờ cũng có các món ăn có nguồn gốc thảo mộc và các con vật. Đó là đại diện của muôn loài; cũng như ruộng đồng, núi sông trên mặt đất. Đĩa thịt, đãi xôi với các bát canh trên mâm cỗ bao giờ cũng được bố trí cạnh nhau, liên tiếp; bát nước chấm, đĩa lòng, đĩa thịt thủ… là hội tụ đủ các yếu tố của ngũ hành.

  • Mùi vị: có chua cay, mặn, ngọt, đắng (nước chấm).
  • Ngũ tạng: có gan, tim. phổi, cật, tụy (lòng).
  • Ngũ khiếu có lưỡi, miệng, mũi, tai, mắt (thịt thủ).

Trong mâm cỗ
cúng cũng biểu hiện sự kết hợp âm dương, nóng lạnh một cách cụ thể nhưng tinh
vi. Do vậy, người xưa rất kị đặt các bát canh liền nhau hay các đĩa thịt liền
nhau.

Tìm hiểu thêm về “Những Lễ Nghi Kiêng Kị Trong Thờ Cúng Gia Tiên”

Tùy tính chất của bữa cỗ mà người ta kiêng bày một số món. Đối với cỗ cưới, cỗ khao, cất nhà, ngày đầu năm, bày xôi gấc hoặc xôi vò; ngược lại, trong đám ma, đám cải cát lại bày xôi trắng. Vì xôi gấc có màu đỏ, màu tượng trưng cho vui mừng, thịnh vượng, hạnh phúc. Còn xôi trắng và màu trắng nói chung (trong quan niệm của người Á Đông) tượng trưng cho sự mất mát, tang tóc.

Kiêng kị trong việc sắp mâm cỗ cúng

Sắp xếp thức ăn đầy đủ trong mâm cỗ

Trong việc
sắp mâm, người xưa rất kị đũa vênh, đũa cọc cạch, bát đĩa mẻ, mâm thủng. Kị sắp
thiếu bát, đũa, chén. Chẳng hạn, mâm dành cho năm người nhưng chỉ có bốn cái
bát…; những người trong mâm sẽ nghĩ rằng, đây là mâm dành cho bốn người. Mà
gia chủ lại nhét thêm người nữa vào, vì vậy bữa cỗ sẽ kém vui.

Kị thiếu
khẩu phần ở những món ăn chủ chốt như giò, chả. Chẳng hạn, mâm có năm người,
nhưng chỉ có bốn góc giò, bốn miếng chả. Sự cố này nếu gia chủ không phát hiện
ra; thì đến khi mọi người ở mâm đó ăn xong rồi, món đó vẫn còn nguyên.

Trong một
đĩa thủ thường có các niếng: mũi, lưỡi, tai, cổ họng, má, mắt; còn trong đĩa
lòng thường có các miếng: dồi, lòng non, dạ dày, tim, gan, phổi, cật, lá lách.
Những miếng trên tuy rất nhỏ, nhưng phải đủ; nghĩa là mỗi người trong mâm ít
nhất được gắp mỗi loại một miếng trên đĩa. Nếu người này được ăn, người kia
không có thì rất không hay.

Sắp chỗ ngồi cho khách mời trong mâm cỗ

Xuất phát từ
quan niệm về danh phận và ngôi thứ; người xưa rất lưu ý việc xếp người trong
mâm cỗ. Người ta kị xếp người lớn ngồi cùng với trẻ con, bởi vì trong đám cỗ
bao giờ cũng có rượu; đã uống rượu thì phải nói chuyện, trẻ em không thể uống
rượu và nói chuyện với người lớn.

Kị xếp chức dịch
ngồi cùng sãi mõ, vì chức dịch trong làng và sãi mõ là hai đẳng cấp khác nhau –
người ra lệnh và kẻ phục vụ. Kị người có con cháu đề huề ngồi cùng người cô
quả. Vì sợ có những câu nói vô tình chạm đến lòng tự ái của nhau.

Xem thêm “Nguyên Tắc Phong Thủy Trong Không Gian Thờ Cúng”

Tương tự như vậy, người ta kị xếp người giàu sang ngồi cùng mâm với kẻ nghèo hèn; nho sĩ ngồi ăn cùng nông phu. Bởi vì, trong khi ăn, bao giờ cũng có những câu chuyện. Mà đề tài phải được cả người nói và người nghe quan tâm hiểu biết.

Kị xếp người
ăn chay ngồi với người ăn mặn, vì đối với người ăn chay, chỉ nhìn thấy thịt
động vật đã thấy sợ rồi.