Điều Quan Trọng Cần Lưu Ý Khi Xây Dựng Nhà Ở
Ý nghĩa của việc xây dựng nhà
Phong thủy có câu: “nhất vị, nhị sông”, tức là vị trí đặt ngôi nhà có vai trò vô cùng quan trọng. Nó có liên quan đến sự cát hung của gia chủ, ảnh hưởng lớn đến vận thế, đường danh lộc… Nhưng nếu vô tình hay trong trường hợp không còn lựa chọn nào khác; mà buộc phải xây dựng nhà ở hướng không tốt thì trước hết gia chủ nên chú ý tính toán, tìm giải pháp khắc phục. Sau đó tiến hành tra cứu, chọn ngày động thổ để tiến hành xây dựng nhà ở.
Vấn đề chọn
ngày để tiến hành động thổ cũng quan trọng; không kém việc chọn đất, kén hướng
làm nhà. Đặc biệt khi chọn ngày sửa nhà, động thổ thì nên chọn những ngày nào
có nhiều sao cát và tránh những ngày có sao hung. Kiêng nhất là ngày Sát chủ,
ngày Thọ tử, việc gì cũng phải tránh.
Mỗi tháng có
ba ngày, gọi là ngày Nguyệt kỵ, việc gì cũng nên kiêng. Trong một năm lại có
mười ba ngày gọi là ngày Dương công kỵ nhật, tất cả mọi việc đều phải tránh.
Mặt khác, khi chọn năm làm nhà cũng phải tránh các năm gặp hạn Kim Lâu, Hoang
Ốc và Tam Tai.
Tầm quan trọng của việc xây dựng nhà ở
Với người
Việt, xây dựng nhà ở là một trong những việc trọng đại nhất của đời người. Nó
liên quan tới sinh mệnh của những người sẽ sống trong ngôi nhà đó. Bởi vậy, dân
gian rất chú trọng tới các nghi thức, các bước làm lễ cúng. Ngoài việc chọn
hướng nhà sao cho hợp tuổi, người ta còn chú ý tới lễ động thổ, lên tầng, cất
nóc.
Chọn đất làm
nhà ở cũng như chọn hướng nhà là tối quan trọng trong việc xây dựng nhà ở. Tuy
nhiên, người ta phải xem tuổi để biết tuổi có lợi với việc xây cất và tuổi có
hợp với hướng định xây hay không. Nếu không hợp thì phải đợi năm khác. Đất phải
chọn nơi cao ráo, có thể tận dụng được cái khí của trời đất.
Cùng với nơi
đất tốt, hướng nhà phải hợp với lẽ thuận nghịch của âm dương. Hướng Nam thường
được người ta cho là tốt nhất; nhưng nhiều khi còn tùy thuộc vào địa thế căn
nhà và tuổi của chủ nhà. Khi chọn hướng nhà phải tránh góc ao, đao đình hoặc
một con đường đâm thẳng nhà để tránh những ảnh hưởng không tốt về phong thủy.
Tại sao phải chọn tuổi hợp để làm nhà
Theo tập tục dân gian, công việc đầu tiên khi xây dựng nhà ở là tìm thầy xem tuổi để tránh tuổi kim lâu, tuổi hoang ốc và năm tam tai. Sự kiêng cữ này của người xưa cũng không ngoài mong muốn giúp gia chủ sống trong ngôi nhà đó mọi việc đều hanh thông, ăn nên làm ra, sức khỏe dồi dào… Bởi họ luôn tâm niệm: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Tuổi kim lâu
Là tuổi mà
nếu xây dựng nhà vào tuổi đó thì sẽ gây họa cho gia đình. Tuổi kim lâu chỉ tính
cho đàn ông, người chủ gia đình, không tính cho đàn bà. Lấy tuổi âm lịch (cả
tuổi Mụ) chia cho 9. Nếu có những số dư là 1, 3, 6, 8 thì đó là tuổi kim
lâu. Vậy tuổi kim lâu là 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37,
39, 42, 44, 46, 48, 50, 53, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.
Tuổi hoang ốc
Là tuổi mà
tục xưa cho rằng nếu làm nhà vào những năm này thì khi dọn đến ở gia đình sẽ
không được an khang. Tuổi hoang ốc được tính sẵn là: 15, 18, 21, 23, 24, 27,
29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 4, 42, 45, 47, 48, 50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65,
66, 69, 72, 74, 75.
Năm tam tai
- Người tuổi Thân, Tý, Thìn bị tam tai vào các năm Dần, Mão, Thìn
- Tuổi Dần, Ngọ, Tuất bị tam tai vào các năm Thân, Dậu, Tuất
- Người tuổi Tỵ, Dậu, Sửu bị tam tai vào các năm Hợi, Tý, Sửu
- Người tuổi Hợi, Mão, Mùi bị tam tai vào các năm Tỵ, Ngọ Mùi
Tuy là tập
quán kiêng cữ có từ lâu đời, nhưng khi cần kíp người ta vẫn có những biện pháp
giải quyết linh hoạt với những trường hợp đặc biệt.
Chẳng hạn
khi gia đình đã chuẩn bị đầy đủ nhưng chờ đến lúc được tuổi xây dựng nhà thì
lâu quá nên chủ nhà đành phải làm nhà ở tuổi Kim Lâu. Nhưng khắc phục bằng cách
nhờ một người trong nhà có tuổi đẹp đứng ra làm lễ khai móng, cất nóc giúp.
Những kiêng kị khi chọn đất xây dựng nhà
cần lưu ý
Khi chọn đất
làm nhà, người xưa thường kiêng kị những mảnh đất có một trong các đặc điểm sau
đây:
Đất có hình dạng khuyết, không vuông vắn
- Đất khuyết hậu, tức là phía sau nhà có ao hồ, ruộng trũng.
- Miếng đất có hình tam giác, hình chữ “Kim”, vì làm nhà trên miếng đất có loại hình này thì chủ nhà thường có cảm giác mệt mỏi và dễ mắc bệnh.
- Đất hình tròn hoặc đất đuôi chuột (hẹp dần về phía sau), vì nếu làm nhà trên miếng đất có hình thù như thế này thì chủ nhà sẽ làm ăn kém may mắn, sức khỏe không tốt.
- Miếng đất trên địa thế do nhiều miếng ghép lại, đất có hài cốt ở phía dưới, đất đình, chùa, miếu cũ. Xây nhà trên đất này thì gia đạo sẽ sa sút. Nếu phía sau một ngôi nhà có đền miếu thì cuộc sống cũng không vượng, vì bị âm khí của đền miếu ám vào. Những ngôi nhà này cũng không nên mua, không nên ở.
- Người xưa rất kiêng xây dựng nhà nơi “nha tiền miếu hậu”. Vì nha (nha môn) là nơi làm việc của quan lại hoặc trại lính, nên tránh làm nhà đối diện. Nhà ở vị trí này dân gian gọi là “đương đầu đối xung”. Ở đây không thể hưng vượng được, người ở có thể bị thọ thương hay phạm pháp.
Đọc thêm bài viết: Những Điều Kiêng Kị Khi Xây Nhà Cần Lưu Ý
Thế đất gần địa hình sông suối không tốt
cho người ở
- Miếng đất có địa hình địa thế sông suối hoặc đường đi chọc thẳng vào cửa chính của nhà, sau đó chia làm hai nhánh chảy sang hai bên. Nếu xây dựng nhà trên miếng đất này thì chủ nhà hay bị đau ốm và trong nhà thường xảy ra bất hòa.
- Miếng đất có địa thế sông suối hoặc đường đi từ hai bên tụ hợp lại ở phía trước; rồi sau đó tỏa đi thì loại này thuộc đất dữ.
- Miếng đất có đại thế sông suối hoặc đường đi hình cánh cung, mà lưng của cánh cung quay về phía trước cửa nhà. Nếu làm nhà trên miếng đất này thì chủ nhà sẽ hao tài tốn của; gia đình bất hòa, hôn nhân trắc trở.
- Miếng đất có địa thế phía sau là dòng sông hay con đường có một chỗ khuỳnh ra như lưỡi búa chĩa vào lưng nhà. Làm nhà ở trên miếng đất này chủ nhà dễ chuốc lấy điều thị phi hoặc bị lôi cuốn vào những cuộc tranh chấp.
- Miếng đất có dòng sông chảy thẳng vào phía sau nhà nhưng đến gần lại lượn chảy về hướng khác; đây gọi là địa thế nước xói. Thủy khí của nó đâm thẳng vào sau nhà, dòng song càng hẹp thì sát khí càng mạnh. Chủ nhà dễ bị những điềm xấu xảy đến bất ngờ.
- Miếng đất bên cạnh có dòng sông, khi đến trước cửa thì dòng sông lượn vào trước nhà. Đây gọi là dạng nước cong ngược. Ở trên thế đất này gia đình không hòa thuận, tai nạn, bệnh tật dễ xảy ra.
Thế đất ở các sườn đồi núi
- Nếu xây dựng nhà hoặc mua nhà nơi mặt đất nghiêng chếch thì phải thận trọng. Ngôi nhà có cửa chính đối diện với con đường trên sườn đồi (hoặc sườn núi) thẳng hoặc chếch nghiêng cũng rất nguy hiểm vì đây là điềm báo gia tài hao tổn, gia đình ly tán. Ngôi nhà ở cuối dốc nghiêng cũng là thế thoát khí, dễ hao tài.
- Nếu dốc đồi (hay núi) cấp và hẹp mà dưới đó có nhà thì điềm báo thiệt người. Do vậy, ở nơi đồi núi, người ta khuyên nên chọn chỗ bằng phẳng, rộng rãi mà làm nhà; tránh làm sát sườn dốc hoặc để đường chạy vào cửa chính.
- Ngôi nhà đằng trước có đường cong, mà đỉnh đường cong chạy trước nhà, vào giữa cửa chính. Vị trí như vậy được người xưa gọi là “nhai đạo phản cung” hay “liêm đạo sát yêu”; nhà ở thế này không nên ở. Người xưa cho rằng, nhà bị nhai đạo phản cung thì người ở không yên, có khi bị thương, bị bệnh hiểm nghèo hoặc xảy ra hỏa hoạn.
Chọn ngày giờ tốt để làm nhà
Người xưa
khi dựng xây nhà rất thận trọng chọn thời gian khởi công: xây móng hoặc cất
nóc. Ngày giờ phải tốt, tránh ngày giờ xấu.
Đọc thêm bài viết: Văn khấn lễ cúng động thổ
Những ngày
khởi công xây nhà tốt là ngày có cát tinh: Thiên hỷ; Thiên phúc;Thiên
y; Phúc sinh; Thiên quý; Thiên thành;Phúc hậu; Thiên xá; Thiên
quan;Cát khánh; Âm đức; Giải thần; Sinh khí; Phổ hộ; Ích hậu;
Nhân chuyên; Sát cống; Trực tinh; Hoàng đạo; Thiên đức; Nguyệt đức.
Tránh khởi
công xây nhà vào những ngày có các hung tinh: Hỏa tinh, Thiên hỏa, Sát
chủ, Thọ tử, Vãng vong, Hoang vu…
Về giờ, người ta chọn giờ Hoàng đạo để khởi công. Trong một ngày đêm có 6 giờ Hoàng đạo và các ngày khác nhau thì giờ Hoàng đạo cũng khác nhau.
Tránh khởi công vào giờ Sát chủ, Thọ tử. Ngôi nhà Việt truyền thống được sắp xếp trong một bối cảnh sinh hoạt chung của làng song cũng hợp theo phong thủy trong xây nhà.
Xây dựng nhà ở theo phong thủy truyền thống
Làng Việt cổ
thường được lập ở bài đất cao để tránh ngập. Kết cấu của làng có nhiều dạng
song về nhà thì thường theo một số nguyên tắc chung.
Trước hết,
về hướng thường làm quay nhà về hướng Nam nhằm đón gió mát vào mùa hè và tránh
gió bấc lạnh vào mùa đông. Theo đạo Phật thì đây là hướng Bát Nhã (trí tuệ);
ngôi nhà sẽ được sáng sủa nhất là mặt tinh thần.
Ngôi nhà
thường được định vị ở phía Bắc khuôn viên. Nhưng không làm sát hàng rào, vì sợ
mất đường thông thủy, nguồn phúc bị kiệt.
Định vị xong
cho ngôi nhà thì tiến hành vượt đất, theo thế đất mà đào ao để lấy đất đắp nền
nhà. Sau đó, theo ngày tháng năm sinh của chủ nhân mà định ngày xây nhà. Nhìn
chung người Việt dàn trải mọi kiến trúc theo bề rộng, ít có xu hướng theo chiều
cao.
Đọc thêm bài viết: “Cửu Cung” Trong Phong Thủy Để Xây Nhà
Đậu Đậu nhận tư vấn miễn phí dịch vụ đặt bộ mâm lễ xôi chè cúng đầy tháng, thôi nôi, khai trương,… trọn gói.
Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Hotline: 0947.066.200 để được tư vấn.
Kính chúc Quý khách hàng cùng gia đình thật nhiều MAY MẮN – SỨC KHỎE –
THÀNH ĐẠT.